tản mạn Năng lực vận hành #1
bài viết thể hiện quan điểm cá nhân
viewer discretion is advised
Như đã phân tích trong bài trước:
Năng lực trả lời các câu hỏi liên quan đến vận hành của phía VN là tương đối hạn chế, khả năng sẵn sàng giải trình của phía VN thường chỉ ở mức độ 30% so với yêu cầu, đặc biệt khi xảy ra các sự cố vận hành.
Hạn chế về Năng lực giải trình nói trên khiến phía VN bị đánh giá thấp ở Tính minh bạch. Vì thế, muốn được nhìn nhận là Có năng lực vận hành đạt chuẩn, tôi nghĩ trước tiên chúng ta phải chú trọng xây dựng Năng lực giải trình, đó cũng là chủ đề của bài viết này.
I. Lộ trình giả thiết
Yêu cầu đặt ra (WHAT) ở đây là:
Xây dựng năng lực giải trình
Ta sẽ đào sâu, chia chẻ (breakdown) tiếp cái WHAT này ra.
Theo hướng breakdown với mục tiêu là Mức độ sẵn sàng trả lời các câu hỏi vận hành đạt 80%, tôi hình dung khái quát lộ trình để tiến lên từng bước có thể như sau:
(. Level 0: Lúng túng trước các câu hỏi về Nguyên nhân, Phương án, Con số) <— we start here
- . Level 1: Expect được các câu hỏi từ khách hàng trong các trường hợp vận hành
- . Level 2: Hiểu về mặt lý thuyết các câu trả lời khả dĩ cho các câu hỏi trên
- . Level 3: Hiểu cần có những thông tin gì để đưa ra được câu trả lời hợp lý và thuyết phục (xác định được những thông tin là đối tượng cần thu thập/ thống kê, các loại log cần lấy, các con số cần thống kê/ kiểm kê định kỳ …)
- . Level 4: Đặt mục tiêu sẵn sàng giải trình/ đối diện khách hàng ( vd. mục tiêu thời gian trung bình cần để điều tra, xây dựng bộ câu hỏi vận hành thường gặp, mục tiêu tần suất diễn tập giải trình nội bộ )
- . Level 5: Có lộ trình, quy trình thu thập các thông tin cần thiết phục vụ việc giải trình
- . Level 6: Sẵn sàng cam kết nguồn lực để Thực thi và vận hành theo lộ trình
- . Level 7: Vận hành ổn định các quy trình và luôn sẵn sàng giải trình với đủ thông tin
Tóm lại, tôi nghĩ mọi tổ chức/ công ty cần xây dựng cơ chế thu thập thông tin phù hợp với thách thức mà tổ chức đang/ sẽ phải đối mặt.