Ngôn ngữ Kotlin cơ bản – Phần 1

Mở đầu

Google đã giới thiệu Kotlin từ lâu và nó đang dần dần thay thế cho Java trong lập trình Android. Hãy cùng tôi tìm hiểu những cú pháp cơ bản nhất để không khỏi bỡ ngỡ khi sử dụng Kotlin xây dựng ứng dụng riêng cho bạn. Chúng ta hãy bắt đầu nhé.

Sử dụng Kotlin cho project

Bạn hãy mở Android Studio lên, tạo cho mình 1 project mới. Để sử dụng Kotlin làm ngôn ngữ khi xây dựng ứng dụng, thì lúc tạo project mới này nhớ chọn phần “Include Kotlin support” như trong hình minh hoạ của tôi phía dưới.

Và tiếp theo đây tôi sẽ nói về những cú pháp cơ bản để bạn làm quen với Kotlin nhé.

Các kiểu dữ liệu cơ bản

Cũng như nhiều ngôn ngữ lập trình khác Kotlin cũng có các kiểu dữ liệu cơ bản. Bạn có thể nhìn hình trên và nhận ra rằng nó không khác gì so với Java cả. Vậy là chúng ta không mất thời gian làm quen ở phần này rồi.

Khai báo biến

var username: String = "sample string"

username = "new string"

val pass: String = "not change string"

Nhìn vào đoạn code trên thì bạn dễ dàng nhận thấy cách khai báo biến đã khác rồi phải không? Chúng ta sẽ dùng từ khoá varval để khai báo. Tiếp đến là kiểu dữ liệu muốn khai báo, ở đây tôi chọn là String. Cuối cùng là gán giá trị.

Hai từ khoá varval khác nhau thế nào? var để khai báo các biến có thể thay đổi giá trị, còn các biến val sẽ không thay đổi được giá trị sau khi khai báo nữa. Trong đoạn code ví dụ thì biến username của tôi là biến var, và có thể thay đổi giá trị thành “new string”. Còn biến pass, bạn sẽ không thể gán nó thành giá trị khác được nữa, nếu bạn cố tình thay đổi Android Studio sẽ lập tức báo lỗi. Nó giống với trường hợp final trong Java vậy.

Thêm một chú ý nữa, là bạn sẽ không cần thêm dấu chấm phẩy ; sau mỗi dòng code nữa. Tiện hơn một chút rồi đúng không?

Null safety

Chắc hẳn bạn đã gặp nhiều lỗi liên quan đến NullPointerException khi xây dựng ứng dụng rồi phải không. Kotlin có chức năng hỗ trợ cho bạn phần này rất tốt. Cùng xem ví dụ sau nhé.

var username: String = "sample string"

username = null

Hãy thử trên Android Studio của bạn mà xem. Chắc chắn dòng code thứ 2 sẽ báo lỗi và không cho biên dịch. Biến username đã được khai báo là kiểu String, Kotlin không cho phép gán cho nó thành null nữa.

Còn 1 cách nữa để bạn ngăn không cho gán giá trị 1 biến là null. Đó là dùng 2 dấu chấm cảm này !!. Ví dụ đoạn code sau cũng sẽ báo lỗi ngay trên Android Studio.

var username: String = "sample string"!!

username = null

Có trường hợp khi dùng dấu !! nữa, Android Studio sẽ không báo lỗi, lúc biên dịch chương trình cũng không báo lỗi, nhưng khi chạy ứng dụng sẽ lập tức bị crash và báo lỗi NullPointerException ngay. Cùng thử ví dụ sau nhé:

var username: String = null!!

username ="sample string"

Nếu bạn vẫn muốn gán cho nó giá trị null cho biến thì sao? Rất đơn giản, khi khai báo chỉ cần thêm dấu ? như đoạn code sau là được.

var username: String? = "sample string"

username = null

Vậy là bạn đã có thể gán giá trị null cho biến. Tuy nhiên bạn phải hoàn toàn kiểm soát được điều này nếu không ứng dụng sẽ rất dễ bị crash vì lỗi NullPointerException. Điều này rất nguy hiểm nên bạn hãy cân nhắc nhé.

Tạm kết

Sau bài này bạn đã làm quen với những phần cơ bản nhất khi sử dụng ngôn ngữ Kotlin trong lập trình Android rồi. Trong bài sau tôi sẽ giới thiệu tiếp các câu lệnh cơ bản tiếp theo. Hãy cùng theo dõi nhé.

 

Add a Comment

Scroll Up