Triết học và kinh doanh(Philosophy and Business)

Trong bài này tôi nêu sự ứng dụng các khái niệm triết học vào việc thiết kế một hệ thống hiển thị tình trạng kinh doanh. Công việc kinh doanh bao gồm các khái niệm như doanh thu, dung lượng thị trường, sức tiêu thụ của thị trường và nhiều khái niệm khác khiến cho việc hệ thống hoá các thông tin liên quan để thiết kế phần mềm hiển thị tình trạng kinh doanh trở nên khó khăn.

Để giải quyết vấn đề này ở đây tôi sử dụng các khái niệm triết học, các thuật ngữ mô tả sự vật và hiện tượng trong thế giới ở mức độ trừu tượng hoá, sau đó cụ thể hoá các khái niệm đó bằng các thuật ngữ của lĩnh vực kinh doanh. Ở đây tôi sử dụng khái niệm về Khả năng và Hiện thực để mô tả các diễn biến trong hoạt động kinh doanh, từ đó mô hình hoá các diễn biến đó, rồi phản ánh thành một thiết kế hoàn chỉnh cho việc xây dựng một phần mềm hiển thị tình trạng hoạt động kinh doanh.

Một trong 2 nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Nguyên lý này biểu hiện thông qua 6 cặp phạm trù. Khả năng và hiện thực là một cặp phạm trù trong số đó.

Khả năng(Possibility) là những cái hiện chưa có nhưng bản thân khả năng thì có tồn tại. Đó là một sự tồn tại đặc biệt tức là cái sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại nhưng bản thân khả năng đó thì đang tồn tại. Ví dụ như khả năng hấp thụ một mặt hàng nào đó của thị trường (Possible Digestion).

Hiện thực(Reality) bao gồm hiện thực khách quan(Objective Reality) tồn tại bên ngoài ý thức của con người như:

  1. Tình trạng của bản thân công ty (Self Situation)
  2. Ngân sách của khách hàng (Customer Budget)
  3. Dung lượng thị trường (Market Volume)
  4. Năng lực các đối thủ cạnh tranh (Rival Ability)

và hiện thực chủ quan(Subjective Reality) tồn tại bên trong ý thức của con người như:

a) Mục tiêu doanh thu (Target Revenue)

b) Các dự định tiếp theo (Planned Action)

Tổng hợp 3 loại thông tin trên chúng ta sẽ có được cái nhìn toàn cảnh về tình trạng kinh doanh. Dưới đây là sơ đồ mô hình hoá hoạt động kinh doanh.

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Philosophy and Business

In this article I describe the application of philosophical concepts to the design of a software system that displays the business status. The business includes concepts such as revenue, market capacity, market consumption and many other concepts that make it difficult to systematize the relevant information for designing a software program that displays the business status.

To solve this problem here I use philosophical concepts, begin with the philosophical terms which describes things and phenomena in the world at the abstraction level, then concretize those concepts in the terms of business.

I use the concept of Possibility and Reality to describe the changes in business, thereby modeling those changes, then reflecting into a complete design for building a software that displays the business status.

One of the two basic principles of materialist dialectics is the principle of a common relationship. This principle is expressed through 6 pairs of categories. Possibility and Reality is one among them.

Possibility is about things that are not available but the possibility itself does exists. It is a special existence, the things which are mentioned in the possibility does not exist but the possibility itself does exists. Examples are the possibility of a market to absorb a certain kind of item (Possible Digestion).

Reality includes Objective Reality that exists outside of human consciousness like
1.Self Situation(Status of the company)
2.Customer Budget
3.Market Volume
4.Rival Ability

, and Subjective Reality exist within human consciousness such as
a) Target Revenue
b) Planned Action

Combining these three types of information, we will get a panoramic view of the business status. Below is a modeling diagram:

Add a Comment

Scroll Up