Những kiến thức cơ bản về quảng cáo trên mạng xã hội
Sự ra đời của các mạng xã hội lớn như Facebook, Yahoo, Twitter, Instagram…đã đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với ngành quảng cáo.
Với mạng xã hội, khoảng cách về địa lý dường như không còn tồn tại, việc xây dựng, quảng bá, mở rộng thương hiệu của sản phầm đến với khách hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Bài viết này sẽ giới thiệu một vài khái niệm cơ bản về lĩnh vực quảng cáo qua mạng xã hội cũng như phân tích 1 số yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả của quảng cáo
1) Các khái niệm cơ bản
–Advert(Ad): quảng cáo
–Advertiser: hiểu đơn giản là người chủ của quảng cáo hay người tạo ra quảng cáo
(Advertiser có thể là 1 cá nhân hay 1 doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm của mình hoặc doanh nghiệp mình đến với khách hàng)
–Clicks: là số lần quảng cáo được nhấp chuột.
–Impressions(Imp): là số lần quảng cáo được nhìn (view).
–Conversions(CV): là số lần quảng cáo thu được hành động mà advertiser mong muốn.
(VD: Conversion có thể là hành động mua hàng, đăng ký thành viên hay cài đặt ứng dụng…
Tùy theo mục đích của mỗi quảng cáo mà CV sẽ khác nhau)
–Conversion Rate(CVR): là tỉ lệ chuyển đổi từ hành động nhìn, nhấp chuột vào quảng cáo… sang hành động mua, cài đặt…
,hành động mà advertiser mong muốn.
–Cost Per Click (CPC): là giá mà advertiser phải trả cho mỗi click vào quảng cáo.
–Cost Per Mille/ Cost per thousand ad impressions (CPM): là giá mà advertiser phải trả cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo.
–Click Through Rate (CTR): hay còn gọi là tỉ lệ click, là tỉ lệ giữa số lần click với số lần hiển thị quảng cáo
–Cost-per-acquisition (CPA): là giá phải trả khi đạt được một hành động mà advertiser mong muốn (ví dụ như mua hàng)
CPA còn được gọi với các tên khác như: CPL (Cost per Lead) hay CPS (Cost per Sales).
–ROI (Return on Investment): Đây là số tiền để đánh giá độ hiệu quả của một ‘chiến dịch’ quảng cáo.
Một chiến dịch quảng cáo advertiser có thể tung ra ở rất nhiều nơi, sử dụng rất nhiều banner khác nhau.
ROI là số tiền thu được sau chiến dịch quảng cáo đó / số tiền advertiser đã đầu tư vào chiến dịch đó.
2) Các yếu tố tác động đến hiệu quả quảng cáo
① Xác định không đúng khách hàng tiềm năng
Một trong những nguyên nhân khiến người quảng cáo đốt thời gian và tiền bạc cho những quảng cáo mà không mang lại hiệu quả chính là không xác định rõ ngay từ đầu hoặc chọn sai đối tượng mục tiêu.
Ví dụ sản phẩm chỉ bán ở thị trường trong nước mà lại chọn quảng cáo tới các khách hàng đang sinh sống tại các nước khác …hay quảng cáo về dịch vụ làm đẹp cho chị em phụ nữ nhưng lại hướng tới đối tượng là nam giới, trong độ tuổi từ 13-18 tuổi chẳng hạn thì rõ ràng sẽ không thể có hiệu quả.
Việc chọn sai đối tượng để hiển thị quảng cáo gây lãng phí ngân sách, thậm chí là phản lại tác dụng mà nhà quảng cáo mong muốn.
② Lựa chọn kênh mạng xã hội không phù hợp
Lựa chọn một mạng xã hội có lượng người truy cập đông đảo để quảng bá sản phẩm là điều quan trọng và cần thiết, tuy nhiên, đối tượng khách hàng tiềm năng của mình có nằm trong số đông người tham gia vào mạng xã hội đó hay không mới là chìa khóa của vấn đề.
Intasgram hiện đang là một mạng xã hội rất đang được ưa chuộng trên nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên nó lại chưa mấy phổ biến ở Việt Nam. Vậy, 1 sản phẩm nhắm vào thị trường Việt Nam có nên chọn Intasgram là nơi để gửi gắm sp của mình?
③ Chỉ tạo một quảng cáo cho một chiến dịch
Đã có rất nhiều chiến dịch quảng cáo sau khi ngốn hết ngân sách mà người quảng cáo vẫn không biết làm cách nào để nâng cao hiệu quả dẫn tới chiến dịch bị thất bại.
Lý do là vì mỗi chiến dịch quảng cáo, họ chỉ tạo ra 1 hoặc rất ít quảng cáo với nội dung không được cân nhắc kỹ lưỡng. Vậy là nếu quảng cáo không có người xem, không có tương tác thì cả chiến dịch coi như sụp đổ.
④ Bị rối loạn thông tin
Internet ngày càng phát triển và phổ cập thì các nguồn thông tin cũng từ khắp nơi đổ vào chiếc túi không đáy của mạng xã hội. Chỉ bằng 1 từ khóa, chúng ta có thể có hàng ngàn kết quả. Đâu là thông tin đáng tin cậy? đâu chỉ là thông tin quảng cáo…đâu là con số được cung cấp bởi công ty phân tích uy tín? đâu là con số đã bị xào nấu của một tổ chức cạnh tranh không lành mạnh…? Tất cả khiến cho việc tiếp nhận và đánh giá thông tin trở nên dễ dàng nhưng cũng khó khăn hơn bao giờ hết.
3) Các biện pháp cơ bản tối ưu hóa quảng cáo
① Xác định đúng khách hàng tiềm năng
Xác định đúng khách hàng tiềm năng là nhân tố vô cùng quan trọng giúp loại bỏ những quảng cáo thừa thãi, tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể cho nhà quảng cáo.
Nhà quảng cáo cần tìm hiểu đối thủ cạnh tranh xem khách hàng của họ là ai, độ tuổi nào, học vấn và khả năng tài chính
ra sao kết hợp với những dữ liệu phân tích có sẵn từ tập khách hàng hiện tại của mình để định hình được những khách
hàng cần “chăm sóc đặc biệt” cũng như các khách hàng “cần thanh lọc”.
Từ những dữ liệu phân tích, nhà quảng cáo có thể áp dụng các yếu tố khoanh vùng mà hầu hết các mạng xã hội hỗ trợ để quảng cáo chỉ hiển thị đúng đối tượng cần tập trung.
+ Vị trí (Location): là nơi khách hàng sinh sống hay nơi sản phẩm sẽ được bán
+ Độ tuổi, giới tính (Demographics): xác định rõ khách hàng đối tượng nằm trong độ tuổi nào, nam hay nữ, tình trạng hôn nhân, học vấn…
+ Sở thích, thói quen (Interests/ Behaviours): hình dung xem khách hàng của mình, những người sẽ sử dụng sản phẩm của mình là những người thường có sở thích gì, họ thường có thói quen như thế nào…
+ Tập trung vào tập khách hàng có sẵn và mở rộng tập khách hàng tương tự (Audience/lookalike): chỉ gửi quảng cáo đến những khách hàng tiềm năng trong tập dữ liệu sẵn có (thông qua email, tel No,… thu thập được.) và sử dụng lookalike audiences để tìm thêm nhiều những khách hàng giống với những khách hàng tiềm năng mà mình đang có dữ liệu để nhân rộng danh sách khách hàng tiềm năng.
② Lựa chọn kênh mạng xã hội phù hợp
Trước tiên, nhà quảng cáo thông minh sẽ lựa chọn kênh mạng xã hội phù hợp.Khách hàng mục tiêu là ai? Họ thường xuyên truy cập vào các trang mạng nào…từ đó mới hoạch định các chiến dịch, lên thiết kế chi tiết cho những quảng cáo nhằm thu hút sự quan tâm của những khách hàng tiềm năng.
Sự tập trung vào các mạng xã hội mà khách hàng mục tiêu thường xuyên truy cập sẽ giúp cho tiết kiếm được đáng kể cho ngân sách, giảm chi phí cho vận hành và nhanh chóng thu được kết quả như mong muốn.
③ Chia để trị
Khi chạy một chiến dịch quảng cáo, đừng bao giờ chỉ chạy một quảng cáo mà hãy chạy nhiều quảng cáo 1 lúc.
Đây cũng là 1 phương pháp rất hiệu quả để trả lời cho câu hỏi: “Làm cách nào để xác định đúng khách hàng tiềm năng?”
Việc chia nhỏ quảng cáo nên làm ngay cả khi bạn đã có trong tay tập khách hàng đối tượng. Khi bạn chia nhỏ chiến dịch của mình ra thành nhiều quảng cáo, bạn sẽ dễ dàng biết được quảng cáo nào hiệu quả hơn, quảng cáo nào tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, từ đó bạn sẽ nắm được các đặc điểm của những khách hàng thường xuyên tương tác với quảng cáo của bạn. Đó rất có thể sẽ là những khách hàng tiềm năng trong tương lại của bạn.
Khi chia nhỏ quảng cáo, bạn cũng sẽ tiết kiệm được chi phí nhờ nhanh chóng nắm được những phân khúc quảng cáo nào hiệu quả, phân khúc nào ít hiệu quả, từ đó ngừng chạy sớm những quảng cáo ít hiệu quả hơn.
Chia nhỏ quảng cáo có thể áp dụng thông qua việc phân chia quảng cáo theo độ tuổi, giới tính, khu vực sống, sở thích …khác nhau.
④ Sử dụng các công cụ hỗ trợ
Sử dụng công cụ hỗ trợ giúp tiết kiệm được tối đa thời gian vận hành cho nhà quảng cáo cũng như giúp nhà quảng cáo đưa ra được những quyết định chính xác nhất mà không tốn quá nhiều công sức.
Pyxis là một sản phẩm ưu việt do công ty Septeni phát triển và ứng dụng trong những năm gần đây, giúp Septeni luôn giữ vững vị trí số 1 của mình về quảng cáo trên Facebook tại châu Á. Pyxis hỗ trợ đắc lực cho người vận hành với các tính năng ưu việt như tạo ad hàng loạt, phân tích, đánh giá hiệu quả quảng cáo, tối ưu hóa quảng cáo …
Bằng việc áp dụng những nguyên lý thích hợp cho từng loại chiến dịch quảng cáo trên từng mạng xã hội, Pyxis hỗ trợ nhà quảng cáo nắm bắt được tình trạng của các chiến dịch một cách nhanh chóng, giúp cho người vận hành dễ dàng đưa ra được những quyết định vận hành một cách tức thời.
Pyxis hỗ trợ loại bỏ tự động những quảng cáo không hiệu quả, hoặc những quảng cáo không còn hợp thời vụ, thay thế bằng những quảng cáo mới có các đặc tính giống các quảng cáo hiệu quả bằng cách cho phép người vận hành thiết lập
những giới hạn qua các chỉ số như CPA, COST trong những khoảng thời gian nhất định.