nâng cao năng lực cho members, một gợi ý
tiếp theo bài trước:
Như đã nêu, quan điểm cá nhân của tôi là:
.Nếu chỉ làm outsource, dừng lại ở mức độ “chỉ đâu đánh đấy” như trước kia thì VN chúng ta đang mất dần lợi thế.
.Để tiến lên nấc thang mới, ngành IT VN cần xây dựng nội lực để tự nâng cấp lên, hướng đến những từ khoá như Đạt chuẩn quốc tế, trở thành Đối tác của khách hàng, có khả năng Tư vấn cho khách hàng, tham gia vào chuỗi giá trị ở những khâu upstream
Vậy trên quan điểm đó, các nhà quản lý có thể định hướng nâng cao năng lực cho các thành viên như thế nào?
III. Nâng cao năng lực từng cá nhân
Thực ra phần cuối này cũng được gợi ý bởi một cuộc trò chuyện với một người bạn lâu lắm mới gặp lại. Lại xin dông dài một chút về người bạn này (xin gọi là C.) .
Xuất phát điểm của C. thậm chí là một thợ sửa xe máy mới chỉ tốt nghiệp cấp 3. Bố mẹ không mong mỏi gì hơn và bạn bè, họ hàng xung quanh cũng toàn những người học hết cấp 3 là thôi. Lầm lũi đi học Aptech, một mình ra Hà nội đi làm…, tiếp theo dồn hết tiền đi làm học liên thông lên Đại học…, rồi mặc dù bản thân tự biết là mình học không giỏi nhưng vẫn tiếp tục cặm cụi buổi tối cầy tiếng Anh, rồi SAT, rồi chứng chỉ nghề PMP trong lúc bạn bè cùng trang lứa tối đi bar, chơi bời …. Hai lần bay vào HCM thi không đỗ, vẫn không bỏ cuộc và thi PMP đến lần thứ 3.
Gần chục năm trời vừa học hành vừa đi làm như thế, giờ C. cũng đã trở thành Manager ở một công ty IT nước ngoài, quản lý khoảng 70 người.
Một trong những chuyện C. trăn trở và chia sẻ với tôi là “có những bạn bao nhiêu năm vẫn thế, em rất muốn improve bạn mà chưa tìm được cách hiệu quả. Em cũng đã thử để bạn tự chịu trách nhiệm một việc gì đó be bé ….”.
Tiếp tục trao đổi, lát sau tôi có đưa ra nhận xét rằng việc trao quyền, đặt mục tiêu là khởi đầu đúng, rồi gợi ý đại khái nếu trong quá trình follow (đồng hành) ta làm sao thiết kế có những check point và feedback thường xuyên thì càng tốt.
Ý ở đây là song song với giao việc, ta sẽ giao luôn KPI cho bạn từ đầu, đồng thời thiết lập luôn communication plan, trong đó bạn ấy và Mgr. sẽ cùng ngồi lại đánh giá tiến độ, update tình hình KPI một tuần một lần. C. có thể nói trước với bạn ấy rằng Mgr. có thể sẽ đóng vai khách hàng đặt câu hỏi bất chợt. Nói rõ từ đầu là mong muốn bạn hướng đến mục tiêu trả lời được, giải trình được 80% câu hỏi Mgr. đưa ra trong buổi gặp hàng tuần đó ngay và luôn!
Sẽ là những câu hỏi Vì sao? Như thế nào? Vì sao đó là lựa chọn tối ưu? Bằng chứng việc abc đã hoàn thành là gì? Cho xem test report, cho xem demo …. Có thể chỉnh sửa thế này thế kia được không ….
Để rõ hơn nữa phần đặt KPI, bài viết xin lấy ví dụ minh hoạ.
Giả sử lấy chính tình huống ở phần trên, giờ ta cần improve bạn X. nào đó. Ta sẽ giao cho bạn đảm nhiệm chính những công việc đã được vạch ra theo lộ trình được gợi ý. Có thể cho bạn tự chọn một phương án, sau đó tạo ra KPI đi kèm rồi yêu cầu bạn lên lịch gặp hàng tuần. …
Nói về KPI cụ thể tôi đã tư vấn ChatGPT đang trong thread trao đổi tình huống ở phần trên luôn (nếu muốn dùng OKR thì chỉ cần thay KPI và OKR trong prompt dưới là xong):
prompt:
tôi muốn giao nhiệm vụ thực thi theo phương án 2 nói trên cho một người phụ trách tên là X. Để đảm bảo X. hoàn thành nhiệm vụ, tôi muốn thiết lập một số KPI cho X. ngay từ đầu. Bạn có thể gợi ý khoảng 5-9 KPI dành cho X. giúp tôi được không?
—– KPI do ChatGPT gợi ý ——-
Tất nhiên, dưới đây là một số KPI (Chỉ số hiệu suất chính) bạn có thể xem xét áp dụng cho người phụ trách X:
- Số lượng Confluence pages được xác định và đánh dấu: Số lượng Confluence pages chứa thông tin nhạy cảm được xác định và đánh dấu theo yêu cầu trong phương án 2.
- Thời gian hoàn thành việc xác định và gán nhóm người dùng: Thời gian mà X cần để xác định và gán các nhóm người dùng cần truy cập vào các Confluence pages.
- Thời gian hoàn thành việc xác định và gán quyền truy cập: Thời gian mà X cần để xác định và gán các quyền truy cập cho từng nhóm người dùng.
- Số lần áp dụng nguyên tắc “nhỏ nhất cần thiết”: Số lần mà X áp dụng nguyên tắc “nhỏ nhất cần thiết” trong việc xác định quyền truy cập.
- Thời gian hoàn thành việc thiết lập quy trình giám sát và duy trì: Thời gian mà X cần để thiết lập các quy trình giám sát và duy trì định kỳ.
- Tỷ lệ phân quyền chính xác: Tỷ lệ tổng số lỗi phân quyền so với tổng số Confluence pages đã xử lý, để đánh giá mức độ chính xác của quá trình phân quyền.
- Số lượng Confluence pages không đáp ứng yêu cầu phân quyền: Số lượng Confluence pages không được phân quyền theo yêu cầu trong phương án, để đo lường mức độ hoàn thiện của công việc.
- Độ hài lòng của người dùng: Đánh giá độ hài lòng của người dùng về quá trình phân quyền và quản lý truy cập vào Confluence pages.
- Thời gian phản hồi: Thời gian mà X cần để phản hồi và xử lý các yêu cầu phân quyền từ các thành viên trong nhóm hoặc các bên liên quan.
Các KPI này sẽ giúp bạn đánh giá hiệu suất và độ chính xác của X trong việc thực thi nhiệm vụ theo phương án 2.
—————————————–
Đến đây là hết series tản mạn nghề IT.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài
Các bạn có thể đọc thêm những bài viết khác từ kinh nghiệm BrSE của tôi