Phỏng vấn lương 50 củ có gì vui?
Xin chào mọi người, đây là blog đầu tiên của mình.
Vậy là đã đầu năm rồi nhỉ, đầu năm là lúc thích hợp nhất để ̶đ̶̶i̶ ̶p̶̶h̶̶ỏ̶̶n̶̶g̶ ̶v̶̶ấ̶̶n̶ cố gắng hơn trong công việc đấy nhỉ. Đùa thôi, làm gì có nơi nào tốt hơn Flinters nữa ☺️
Chuyện là trước khi gia nhập đại gia đình Flinters mình có đi phỏng vấn vài công ty, trong đó có 1 công ty Ấn Độ mà mình khá ấn tượng và thực sự ngợp.
Ngợp thế nào á, bắt đầu thôi.
- Phỏng vấn full IndiaLish ?
Bạn đẹp trai – xinh gái, bạn được 990 TOEIC, 9.0 IELTS, N1 Tiếng Nhật ? Điều đó không quan trọng, có thể bạn vẫn sẽ toang khi cố chém tiếng tiếng Anh với mấy anh Ấn Độ. Mình khá ngợp khi họ chủ yếu sử dụng tiếng “Anh Ấn” trong giao tiếp. Tiếng “Anh Ấn” là gì, có khó không? Anh em có thể xem clip 4 phút này :'( Mình xin phép không bình luận gì thêm về độ khó của nó, anh em tự cảm nhận nhé :
Khá là may mắn khi trước đó vài tuần trên máy bay đi du lịch Đà Nẵng mình có nói chuyện suốt cả chuyến bay với một anh phi công người Ấn bằng tiếng Anh. Điều này cũng giúp mình tự tin hơn rất nhiều trong cuộc phỏng vấn sắp tới
Mặc dù vậy mình vẫn chuẩn bị khá kĩ càng, nghe nhiều clip về người “Anh Ấn” nhưng tới khi phỏng vấn vẫn khá “hard core” bởi những từ chuyên ngành trong câu hỏi của họ. Lúc này mình nhận ra tiếng Anh của mình chưa thực sự tốt và cần phải được trau dồi mỗi ngày, không bao giờ là đủ.
Vẫn là những câu hỏi mà mình đã tính trước như em hãy mô tả dự án A B C mà em đã làm đi, mục đích dự án là gì, hau men ni piu pồ ất dờ dự án, em code chức năng gì trong đó…
Em có biết về công nghệ XYZ không, nó để làm gì, thực tế code thì nhanh hơn được bao nhiêu % nếu áp dụng, cá nhân em thấy có thực sự hiệu quả không…?
2 anh phỏng vấn hỏi lia lịa, nói được 5 phút thì mình không bị “khớp” nữa mà vào guồng trôi chảy hơn, mình trả lời cũng ngày càng tự tin hơn thì thử thách mới thực sự bắt đầu.
– Nói suốt 45 phút thế em đã mệt chưa?
– Dạ cũng hơi mệt ạ (Mình tưởng sẽ được giải lao)
– Vậy em code cho anh bài này nhé
– Ơ… Dạ…
2. Code thuật toán có dễ ?
Bài này cũng khá đơn giản là tính GCD 2 số cạnh nhau có giá trị cao nhất trong 1 array số. GCD nghe có vẻ kinh khủng, thuật toán cao siêu về kinh tế đúng không anh em (Kiểu GDP…) Nhưng không, tiết lộ này có thể gây sốc với một vài anh em. GCD là “Ước chung lớn nhất”.
Ví dụ Array input là [
1
,
2
,
4
,
8
,
8
,
12
]
=> output là 8
Công việc của mình là code trên một trang code online mà họ đưa cho. Và 2 anh sẽ ngồi giám sát mình share màn 24/24 không được tra Google. Sử dụng bất kì ngôn ngữ gì. Mình hỏi ngược lại các anh thích JS hay Python hay C, các anh bảo thích Python. Thế là mình code Python.
Anh em tham khảo solutions ở đây nhé
Code xong là một chuyện, giải thích được code là một chuyện khác. Sau đó anh Ấn độ hỏi một câu khó hơn đó là độ phức tạp của giải thuật em đưa ra là bao nhiêu.
Nói thật với anh em từ đại học tới giờ mình không còn học mấy cái về độ phức tạp của thuật toán nữa cho tới đêm hôm trước phỏng vấn vô tình mình đọc được 1 bài nói về độ phức tạp thuật toán nên mình may mắn trả lời được. Có thể tương lai mình sẽ viết 1 bài về độ phức tạp thuật toán để chia sẻ cho anh em.
Nhưng lúc này thì nhược điểm về tiếng Anh của mình lộ rõ. Ai đọc tới đây biết được MŨ trong tiếng Anh là gì nào ? HAT ? Độ phức tạp “Ô mũ N” là “O HAT N” ????
Không không :)) Mũ toán học trong tiếng Anh là : To the power of (Anh em bôi đen để đọc nhé)
Mấy ngày sau mình nhận được một cuộc gọi nói mình đã may mắn vượt qua vòng 2, chuyển thẳng tới vòng 3 nói chuyện với anh CTO người Ấn. Các anh cũng khen. Tuyệt vời !!! Mình tràn đầy tự tin chiến đấu vòng 3 (Vòng 1 là vòng giải thuật toán online)
3. Phỏng vấn với CTO chắc chỉ là deal lương, dễ ấy mà?
Tới buổi phỏng vấn mình khá tự tin. Thường vòng này ở các công ty là các câu hỏi tình huống, trao đổi để 2 bên hiểu nhau hơn và deal lương. NHƯNG KHÔNG !!!
Vừa bắt đầu anh CTO nói hãy code cho anh ấy một bài thuật toán…
Thế là chị ơi, rụng bông hoa gạo.
Một bài nghe có vẻ rất đơn giản nhưng thực sự khá là khó nhằn nếu anh em nào bắt tay vào làm mà không tra Google.
Cho 2 string bất kì và tìm string trùng lặp dài nhất trong 2 string.
Ví dụ input
S1 = abcdefghijkl
S2 = fghijcdefabc
Output : fghij
Đọc thì có vẻ dễ, luật như vòng 2. Hai phòng for, một biến max, nếu là max thì đẩy string ra, có vẻ easy ấy nhỉ ???
Nhưng không, khi bắt tay vào làm thì nó không đơn giản tí nào. Phải mất tới 45 phút mình mới làm được, chắc do một chút áp lực từ anh CTO chỉ ngồi cạnh nhìn vào máy mình.
Các bạn không tin hả, bắt đầu làm thôi, làm xong nâng trình lắm luôn á, tưởng dễ mà ai ngờ… Cuối bài mình có để code của mình cho anh em tham khảo.
Tới đây anh CTO cười hiền hỏi mình có gì muốn hỏi anh ấy không. Bọn mình nói chuyện đủ thứ về phát triển bản thân, con đường tương lai, team size, vận hành, quy trình… Anh CTO hỏi mức lương mong muốn của mình là bao nhiêu. Như thường lệ mình thường deal cao hơn mức mong muốn 10% để bên họ trừ xuống là vừa, mình nói 2200$.
Mấy ngày sau mình nhận được offer trị giá 2500$ đi làm sau tết. Khỏi phải nói mình sốc thế nào. Đỉnh quá, chắc chắn chốt làm ở đây rồi.
Cơ mà sáng hôm đó mình có cuộc phỏng vấn với Flinters, và cuộc gặp gỡ ấy đã thay đổi cuộc đời mình, và ngày hôm nay, mình đã ở đây với các bạn. Mình không còn theo đuổi đồng tiền nữa mà theo đuổi những giá trị tuyệt vời khác mà Flinters mang lại cho mình, môi trường làm việc trong mơ của mình là ở đây. Nếu có ai hỏi mình có tiếc không, thì mình sẽ nói tiếc lắm chứ gì đâu. Mình tự hào là một phần của Flinters .
Nếu các bạn muốn biết ngày hôm đó anh Tuấn đẹp trai (anh Tuấn bảo mình viết thế) đã nói gì khiến mình bỏ đi công việc 2500$ để tới Flinters, có thể một bài blog khác mình sẽ kể cho các bạn, nó thực sự hay và kịch tính :))
Chúc mọi người luôn vui vẻ và hạnh phúc ! Flinters muôn năm !!!