Tản mạn về nghề BSE
Với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật như hiện nay thì số lượng các công ty IT nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng gia tăng, trong đó các công ty Nhật chiếm một số lượng lớn. Chất lượng, công nghệ của Nhật luôn đứng trong hàng top thế giới và Nhật cũng mở rộng xu hướng đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác, đối tác là khách hàng Nhật cũng tăng dần lên với các công ty IT Việt Nam.
Cho đến nay có nhiều công ty công nghệ Nhật đầu tư ra nước ngoài và thực tế là cũng có nhiều công ty phải đóng cửa. Vậy lý do tại sao họ lại không thành công? Khó khăn khi giao tiếp nảy sinh do bất đồng ngôn ngữ là một trong những nguyên nhân gây ra sự thất bại đó. Yêu cầu, mong muốn từ phía khách hàng đã không thể truyền tải một cách đầy đủ cho phía thực hiện.
Chính trong hoàn cảnh đó, khái niệm kỹ sư cầu nối BSE đã ra đời. BSE là người phụ trách trung gian giữa bên khách hàng và bên được thuê làm như gia công phần mềm, thực hiện dự án… trong các công ty công nghệ thông tin của nhật hoặc có khách hàng Nhật Bản. BSE là người giúp cả hai phía vượt qua rào cản ngôn ngữ và sự khác biệt văn hóa để đảm bảo tiến độ công việc và chất lượng sản phẩm.
Phát triển hệ thống và phát triển phần mềm đặt ở nước có chi phí nhân công thấp (hay còn gọi là offshore development) thì BSE là người có nhiệm vụ làm cầu nối liên lạc giữa bên thực hiện và bên khách hàng Nhật. Cũng có khi BSE là người chịu trách nhiệm phía Nhật hoặc người bên phía địa phương đóng tại Nhật Bản.
Trong vai trò cầu nối giữa bên đội phát triển và khách hàng Nhật thì BSE chịu trách nhiệm về thông tin liên lạc và phối hợp đàm phán, đồng thời cũng là người báo cáo, chuyển giao các thông tin cần thiết cho nhân viên bên đội thực hiện.
Vậy BSE là gì?
Có thể nói BSE là thuật ngữ riêng khi làm việc với các công ty Nhật. Không chỉ riêng Nhật mà các công ty Bắc Mỹ hay châu Âu cũng phát triển offshore nhưng không hề cần tới BSE, lý do là họ sử dụng tiếng Anh, ngôn ngữ được phổ biến trên toàn thế giới. Người Nhật có thể dùng tiếng Anh nhưng sử dụng tiếng Anh để làm việc thì họ lại sợ không truyền đạt được đủ ý dẫn tới sai sót. Do đó làm việc với BSE sẽ làm giảm sự hiểu lầm về ngôn ngữ khi phải giải thích một yêu cầu hay logic phức tạp.
BSE là người có khả năng Nhật ngữ, có kiến thức về lập trình, hiểu biết về hệ thống để có thể làm trung gian truyền đạt giữa hai bên. BSE phải có khả năng nắm bắt requirement đầy đủ và chính xác.
Vậy làm cách nào để nắm bắt requirement một cách đầy đủ và chi tiết?
Ít nhất phải có 2 key points:
1. Background
BSE phải hiểu được background của project, cụ thể là business process và rules liên quan. Khi đó sẽ lý giải được tại sao trong trường hợp này phải làm thế này mà không làm thế kia được. Nếu chỉ hiểu ở mức trên, theo yêu cầu khách hàng là trong trường hợp này làm thế này, trường hợp kia làm thế kia mà không hiểu rõ bản chất cụ thể của vấn đề thì sẽ làm ra sản phẩm khác với mong đợi của khách hàng.
Chính vì thế, ở giai đoạn đầu tiên phải tìm hiểu và nắm thật chắc về background.
2. View
Phải đứng trên quan điểm của end-user để tạo ra sản phẩm chứ không phải trên quan điểm của developer. Khi đó, sản phẩm sẽ thân thiện và dễ sử dụng đối với người dùng.
Trong quá trình tìm hiểu requirement chúng ta nên đặt nhiều câu hỏi, về phía team phát triển có thể chuẩn bị prototype, picture, suggestion… Ngoài những câu hỏi cần thết cho design system cũng nên chú ý đến những chi tiết nhỏ, confirm đến nội dung từng message. Tất cả những điều đó nhằm cung cấp đầy đủ thông tin trước khi bắt tay vào phát triển sản phẩm.
Nhiều khi requirement chưa được fix đã giao cho đội phát triển nên xảy ra trường hợp vừa phát triển sản phẩm vừa sửa requirement. Ngoài ra, cũng có khi khách hàng yêu cầu thay đổi requirement khi đã thực hiện code xong. Theo kinh nghiệm của bản thân kể cả khi có fix requirement đi chăng nữa thì sau đó có thay đổi thì cũng là việc bình thường. Điều quan trọng ở đây là tạo ra sản phẩm đáp ứng được đúng yêu cầu của khách hàng.
To be continue...