[ review sách] Tư duy hệ thống

Đây là review sau khi đọc xong cuốn “ Tại sao cách giải quyết của người nọ luôn hữu hiệu ? ( tạm dịch )” tác giả Edabi Junko và Odari Ichiro

Sách có tên tiếng Nhật là なぜあの人の解決策はいつもうまくいくのか?―小さな力で大きく動かす!システム思考の上手な使い方

 

Nói chung đây là quyển sách hay, súc tích, có nhiều ví dụ dễ hiểu cho những người mới tìm hiểu về tư duy hệ thống.

Dưới đây là phần 1 : Khái quát về tư duy hệ thống và những điều cần ghi nhớ 1~ 4.

Xin hãy lưu ý phần dưới đây là những gì người đọc hiểu được sau khi đọc sách, không phải là dịch hay trích dẫn.Người viết không bảo đảm nội dung dưới đây giống 100% với nội dung trong sách.

 

—–o0o —-

 

System thinking hay còn gọi là tư duy hệ thống, là một cách tiếp cận vấn đề bằng cách xem xét vấn về đó như một phần của một hệ thống tổng thể, thay vì chỉ nhìn và giải quyết vấn đề đó một cách độc lập và riêng lẻ.

Tác giả coi mỗi sự vật, con người đều là một hệ thống hoặc là một phần của một hệ thống nào đó. Câu trả lời cho mỗi vấn đề đôi khi không nằm ở bản thân nó mà có thể ở một chỗ khác tưởng chừng như chẳng liên quan.

Vì vậy nếu chỉ giải quyết vấn đề trước mắt và không tìm hiểu hệ sinh thái xung quanh  sẽ dẫn đến tình trạng chữa chỗ này, hỏng chỗ khác và khó có thể đưa ra một phương án toàn diện.

 

Theo tác giả, có bảy điều cần ghi nhớ trong system thinking

1 – Không đổ lỗi cho con người, sự kiện hay bản thân.

2 – Không nhìn sự vật riêng lẻ mà nhìn theo quá trình.

3 – Tìm sự chênh lệch giữa mô hình phát triển hiện tại và mô hình phát triển mong ước.

4 – Tìm ra cấu trúc( vòng lặp ) dẫn đến mô hình hiện tại.

5 – Không chỉ nhìn vào sự vật trước mắt mà phải nhìn vào mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống.

6 – Tìm ra điểm đòn bẩy để giải quyết vấn đề.

7 – Lợi dụng sức mạnh của system

 

Dưới đây là là các điểm đáng chú ý trong quyển sách


  1. Không đổ lỗi cho con người, sự kiện hay bản thân
  • Việc không đổ lỗi cho ai khiến cho mọi người có thể bình tĩnh nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn, tránh sa đà vào việc phê phán phê bình.
  • Tránh tự trách bản thân, dẫn đến mất tự tin.

 

  1. Không nhìn sự vật riêng lẻ mà nhìn theo quá trình

Không nhìn sự vật riêng lẻ với những thứ mắt thấy ở thời điểm hiện tại.

Các vấn đề con người có thể nhìn thấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Sử dụng Iceberg model để phân tích vấn đềtheo  các tầng:

 

 

  •  Quan sát vấn đề biến động thế nào trong 1 khoảng thời gian và đưa ra mô hình phát triển theo thời gian.
  •  Nhìn vào cấu trúc  vấn đề.
  • Xét đến các tiền đề cố ý hay vô  thức tồn tại bên trong vấn đề.

 

  1. Tìm sự khác nhau giữa mô hình phát triển hiện tại và mô hình phát triển mong ước:

Từ mô hình phát triển trong quá khứ tới hiện tại lập được trong bước 2, ta sẽ

  • Dự kiến phát triển của sự vật trong tương lai nếu không có can thiệp từ bên ngoài.
  • Vẽ đường phát triển mà bản thân mong muốn.
  • Xác định khoảng cách giữa chúng và quyết định rõ mục tiêu sẽ đạt được cái gì trong khoảng thời gian bao lâu.

 

4- Tìm ra cấu trúc( vòng lặp ) dẫn đến mô hình hiện tại

 

Phần này bao gồm các bước:

 

4-1 Tìm ra các yếu tố liên quan đến vấn đề càng nhiều càng tốt

4-2 Xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố tìm được là tác động cùng chiều hay ngược chiều

 

Chú ý 1 : Không phải yếu tố nào cũng liên quan đến nhau

VD : yếu tố dự báo thời tiết báo trời mưa có thể dẫn đến đến việc mọi người  mang ô.Nhưng việc mang ô không dẫn đến  trời mưa . Trời sẽ mưa khi ông í “thích” chứ chả quan tâm anh có mang ô hay không.

Chú ý 2 : Nếu tìm được nhiều yếu tố nhưng không biết chúng liên quan thế nào, hãy để chúng sang một bên biết đâu sau này dùng đến.

Chú ý 3 : chọn số lượng yếu tố vừa phải, tránh quá chi tiết bỏ lỡ cái nhìn tổng quan, tránh quá sơ lược dẫn đến bỏ sót các yếu tố quan trọng.

 

4-3 Hiển thị các mối quan hệ vừa tìm được dưới dạng vòng lặp

Có 2 loại vòng lặp, vòng lặp tự cường hóa ( reinforcing loop ) và vòng lặp cân bằng  (balancing loop ).

 

  • Vòng lặp tự cường hóa ( reinforcing loop ) : tác động của các yếu tố lên nhau càng ngày càng mạnh. Có thể đọc vòng lặp theo chiều thuận ( các yếu tố cường hóa lẫn nhau) lẫn theo chiều nghịch ( các yếu tố kéo nhau thoái trào).

 

Ví dụ  Biểu đồ quan hệ giữa học tiếng Anh và thời gian học

Biểu đồ bên có thể hiểu theo nghĩa thuận : càng bỏ ra nhiều thời gian học tiếng Anh sẽ càng giỏi, càng giỏi thì càng thích, thích sẽ có động lực học, khi có động lực sẽ bỏ nhiều thời học hơn bởi vậy thì càng ngày càng giỏi

Nhưng cũng có thể đọc theo chiều người lại : bỏ ra ít thời gian -> dốt -> không thích -> không muốn học -> bỏ ít thời gian học  càng ngày càng dốt.

 

Cũng cần lưu ý là reinforcing loop không thể tăng vô hạn mà còn các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng,

Chẳng hạn như trong ví dụ trên, 1 người chỉ có 24 giờ trong ngày, nên số thời gian dùng cho việc học là hữu hạn.

 

  • Vòng lặp cân bằng  (balancing loop ) các yếu tố trong vòng lặp tự khắc chế lẫn nhau để giữ cho chúng một trạng thái cân bằng.

Vòng lặp balance thường có dạng như sau

Ở bước này, nếu thấy vòng lặp quá phức tạp, nhiều yếu tố liên quan, có thể thử tách chúng thành các vòng lặp nhỏ hơn liên quan đến nhau để thuận tiện cho việc quan sát.

Ngoài ra, các sự vật tương tự sẽ có sự phát triển tưởng tự nên việc học và nhớ một số sơ đồ phát triển mẫu có thể giúp tìm vẽ vòng lặp nhanh hơn, dễ dàng tìm các yếu tố tương quan hơn

Đến đây là kết thúc phần 1.

Phần tiếp theo,chúng ta hay cùng nhìn vào mối quan hệ giữa các vòng lặp và cách tìm ra điểm đòn bẩy để giải quyết vấn đề

Add a Comment

Scroll Up