SCRUM MASTER ở septeni-technology

1

1. Sơ lược về SCRUM framework

(Sưu tầm)
SCRUM là khung làm việc trong đó các vai trò được phân định rõ ràng, các sự kiện, đồ nghề và các quy tắc.
SCRUM bao gồm các bước:

  • Lập Product Backlog
  • Phân tách thành các Sprint backlog
  • Thực thi Sprint, trong đó Daily meeting đóng vai trò trái tim của SCRUM
  • Sprint Review
  • Và cuối cùng là Sprint retrospective

Trong SCRUM, có 3 vai trò

  • PO: product owner, chịu trách nhiệm tối đa hóa giá trị của sản phẩm và công việc của nhóm phát triển
  • TM: team member, gồm các chuyên gia làm việc để cho ra các phần tăng trưởng có thể phát hành được cuối mỗi sprint
  • SM: scrum master, chịu trách nhiệm đảm bảo mọi người hiểu và dùng được scrum. Scrum Master thực hiện được việc này bằng cách đảm bảo nhóm SCRUM tuân thủ lý thuyết, thực tiễn và các quy tắc của scrum. Scrum Master là một lãnh đạo, nhưng cũng là đầy tớ của nhóm Scrum

Đồ nghề Scrum

  • Product backlog, đây là danh sách ưu tiên các tính năng (feature) hoặc đầu ra khác của dự án. Product Owner chịu trách nhiệm sắp xếp độ ưu tiên cho từng hạng mục (Product Backlog Item) trong Product Backlog dựa trên các giá trị do Product Owner định nghĩa
  • Sprint backlog, đây là bản kế hoạch cho một Sprint; là kết quả của buổi họp lập kế hoạch (Sprint Planning). Với sự kết hợp của Product Owner, nhóm sẽ phân tích các yêu cầu theo độ ưu tiên từ cao xuống thấp để hiện thực hóa các hạng mục trong Product Backlog dưới dạng danh sách công việc (TODO list).
  • Burndown chart, đây là biểu đồ hiển thị xu hướng của dự án dựa trên lượng thời gian cần thiết còn lại để hoàn tất công việc. Burndown Chart có thể được dùng để theo dõi tiến độ của Sprint (được gọi là Sprint Burndown Chart) hoặc của cả dự án (Project Burndown Chart). Biểu đồ burndown không phải là một thành tố tiêu chuẩn của Scrum theo định nghĩa mới, nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi do tính hữu ích của nó.

2

 

2. Scrum Master (SM) ở septeni-technology

Trước khi triển khai vị trí SM ở septeni-technology, SQA team có thảo luận về hướng quản lý quy trình (process management) và hướng triển khai vị trí SM. SQA team có vạch ra các điểm quan trọng trong scrum, đó là:

  • Yếu tố quan trọng nhất trong dự án là việc hiểu rõ, hiểu đúng yêu cầu của PO đưa ra.
  • Các tasks được đưa trong trong Sprint phải được quản lý và cập nhật tiến độ hằng ngày, bởi như vậy biểu đồ burndown chart của sprint mới đi theo một đường thẳng (cho thấy sprint được thực hiện đúng kế hoạch đề ra).
  • Các cuộc họp daily meeting phải được diễn ra hằng ngày, đảm bảo nội dung và ý nghĩa của cuộc họp này.

Dựa trên những điểm quan trọng đó, SQA team đưa ra đề xuất về hướng triển khai SM ở septeni-technology, với yêu cầu như sau:

  • SM phải là người hiểu rõ yêu cầu của PO đưa ra.
  • SM phải đảm bảo các tasks của sprint, được quản lý và cập nhật tiến độ hằng ngày.
  • SM sẽ điều khiển cuộc họp daily meeting, được diễn ra vào sáng và chiều hằng ngày.
  • Và SM sẽ do SQA đảm nhiệm.

 

SM ở septeni-technology làm những gì?

a. Đảm bảo yêu cầu được các TM hiểu rõ ràng

  • PO chia sẻ yêu cầu mới tới tất cả thành viên của dự án (TM,SM).
  • SM tìm hiểu yêu cầu mới và trao đổi thường xuyên với PO, để đảm bảo rằng yêu cầu đã được hiểu rõ ràng và đúng hướng.
  • Nếu các TM có thắc mắc gì về yêu cầu, SM sẽ giải đáp thắc mắc cho các TM. Trong trường hợp không giải đáp được, nên trao đổi với PO để đảm bảo thắc mắc được giải quyết.

 

b. Lấy sprint backlog từ cuộc họp sprint planning meeting

  • Đảm bảo cuộc họp này được tổ chức.
  • Tham gia cuộc họp và ghi nhận schedule từ các TM (nhắc nhở các developer nếu quên estimate cho phần viết tài liệu DDD hay test script)
  • Tổng hợp thành tài liệu sprint backlog gửi cho PO, TM

3

 

c. Đưa tài liệu sprint backlog thành tickets trên redmine

  • Add tickets trên redmine theo sprint backlong và đảm bảo theo format ( image dưới)

4

 

d. Đảm bảo các tickets trên redmine, được quản lý và cập nhật hằng ngày.

  • Nhắc nhở các developer chia tickets theo ngày (estimate không quá 8 tiếng).
  • Các tickets phải được cập nhật theo đúng schedule đưa ra.
  • Nếu tickets bị chậm tiến độ, phải báo ngay cho PO.

5

 

e. Điều khiển cuộc họp Daily meeting

. Với cuộc họp buổi sáng

  • Hỏi các TM về kế hoạch trong ngày.
  • Có vấn đề gì khó khăn hay vướng mắc hay không? Nếu có, hãy đảm bảo nó phải được giải quyết bởi PO và những người liên quan

. Với cuộc họp buổi chiều

  • Tổng hợp lại những công việc đã làm trong ngày của các TM.
  • Hỏi xem các TM có khó khăn gì trong quá trình làm việc hay không? Nếu có, đảm bảo nó phải được giải quyết ngay sau cuộc họp
  • Đảm bảo các tickets trên redmine phải được cập nhật ngay sau cuộc họp.

 

f. Đảm bảo cuộc họp Review/Retrospective meeting phải được diễn ra sau khi kết thúc sprint.

  • Tổng hợp nội dung của cuộc họp và cập nhật lên wiki /redmine
  • Cập nhật toàn bộ các tickets của sprint về trạng thái ‘Closed’
  • Đóng sprint.

Add a Comment

Scroll Up