Review sách “10 sai lầm lớn nhất của người lãnh đạo”
1. Overview
Đây là một cuốn sách thực sự hay và đáng đọc đối với tôi (8/10đ). Mặc dù được viết và xuất bản từ thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng tôi vẫn thấy nguyên giá trị kiến thức sâu sắc của cuốn sách. Những lỗi lầm được tác giả nhắc tới tưởng chừng như đơn giản, ai cũng thấy NHƯNG hãy tin tôi bạn sẽ thấy hình bóng của mình trong đó (hơi buồn là tôi cũng vậy).
Với văn phong gần gũi, dẫn chứng cụ thể, nội dung thực tế, Hans “dẫn đường” cho bạn đọc đến với hình ảnh lãnh đạo mà ông tâm đắc: Lãnh đạo phục vụ
2. Tóm tắt nội dung chính
Cuốn sách chỉ ra 10 điểm sai lầm của người lãnh đạo :
- Thái độ từ trên xuống – Kiểu lãnh đạo gây khó chịu nhất:
Bản chất con người là ham muốn thống trị người khác. Cách lãnh đạo này tập trung vào mệnh lệnh áp đặt, kiểm soát. Theo tác giả đây cũng chính là sai lầm lớn nhất và cũng là cha đẻ của mọi lỗi lầm trong lãnh đạo - Đặt chỉ tiêu công việc lên trên mối bận tâm về nhân sự
Càng ở vị trí cao, chúng ta càng cần dành nhiều thời gian hơn trong việc tương tác, quản lý nguồn nhân sự. Hãy nhớ rằng con người tạo ra cơ hội, không phải sự phiền hà. - Thiếu sự ghi nhận
Tất cả mọi người đều khao khát được ghi nhận và tán dương. Chúng ta đã đánh giá quá thấp những cử chỉ tình cảm nhỏ nhất nhưng lại có sức mạnh “chạm tới trái tim”. Hãy cố gắng học hỏi càng nhiều mức độ cử chỉ ghi nhận càng tốt. - Không có chỗ nào cho những kẻ nổi loạn
Những người nổi loại có thể giúp tổ chức thoát khỏi hiểm họa dập khuôn thể chế hóa. Bản chất của họ là tạo ra sự xáo trộng cần thiết cho tổ chức. Nhưng các tổ chức lớn thường triệt tiêu những nhân tố nổi loạn từ trong trứng nước trước khi họ kịp phát huy sức mạn. Vì thế chúng ta cần học cách nhận ra những kẻ nổi loạn chân chính - Sự độc tài trong quyết định
Lãnh đạo độc tài phủ nhận năng lực của cá nhân. Họ sử dụng nhân sự chứ không phát triển họ. Quyết định nên được đưa ra từ chính người chịu trách nhiệm thực thi công việc. - Giao việc thiếu minh bạch
Quản lý vi mô là một dấu hiệu của sự quản lý yếu kém. Cần giao đúng người, đúng việc - Nhiễu sóng truyền thông nội bộ
Đừng bao giờ mặc định là tất cả mọi người đều nắm rõ thông tin. Trong tổ chức càng lớn thì việc truyền thông càng được coi trọng. Việc truyền thông nội bộ là một trong những ưu tiên hàng đầu của nhà lãnh đạo hiệu quả. - Lỗ hổng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa tổ chức doanh nghiệp là rất quan trọng. Chúng ta cần học cách tôn trọng sự đa dạng của các giá trị cá nhân và những giá trị khác biệt. Việc phát triển văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của nhà lãnh đạo. - Sẽ không có thành công nếu thiếu người kế nhiệm
Để trở thành nhà lãnh đạo thành công, bạn buộc phải có khả năng dẫn dắt những thế hệ đi sau. - Thất bại trong việc tập trung cho tương lai
Mối bận tâm tiên quyết yêu cầu với một nhà lãnh đạo hiệu quả là tầm nhìn – tương lai.
3. Những đoạn văn gây ấn tượng
a. Khi được hỏi về việc tại sao Hans lại muốn trở thành lãnh đạo của WorldVenture”. Tác giả đã trả lời:
…” Trong suốt mười hai năm phục vụ công ty, tôi luôn sẵn sàng nhận những trách nhiệm lớn hơn. Và giờ đây tôi đã sẵn sàng đảm nhiệm những trách nhiệm lớn hơn. Và giờ đây tôi đã sẵn sàng nắm giữ vị trí cao nhất, “nhưng cần nói rõ là tôi sẵn sàng, chứ không theo đuổi”…
=> Đây là một tư duy rất đáng học hỏi. Ý tác giả muốn nói khi ở bất kỳ vị trí nào, trách nhiệm nào thì ông luôn luôn cố gắng, nỗ lực hết mình để hoàn thành suất sắc nhất các nhiệm vụ được giao mà hoàn toàn không suy nghĩ là tôi làm những việc này để tôi trở thành người nọ người kia. Trên thực tế tôi cũng may mắn được nghe chia sẻ về tư duy này từ rất nhiều CEO, CTO thành công.
b. “Lãnh đạo là khả năng nhận ra năng lực đặc biệt và hạn chế của mỗi người và đặt họ vào vị trí thế mạnh của họ” —J.Oswald Sanders—
=> Đúng vậy, tôi cũng quan điểm rằng: khi làm việc với một nhóm, người lãnh đạo cần phải tạo ra được nhiều giá trị nhất với nguồn lực mình có.
c. Cốt lõi của giao phó trách nhiệm là vấn đề của sự tôn trọng.
d. “Nếu mọi thứ có vẻ như đều nằm trong tầm kiểm soát thì anh đang tiến không đủ nhanh.” —Mario Andretti—
=> Tôi thấy câu này cũng chỉ có nghĩa tương đối: không hẳn đúng mà cũng chẳng sai, có thể tôi chưa thực sự hiểu dụng ý của tác giả. (Ai đã đọc và hiểu thì chia sẻ với mình nhé)
…