BẢN THU HOẠCH THAM GIA LỚP QUẢN LÝ DỰ ÁN DO VIỆN FMIT TỔ CHỨC

Qua tham gia lớp học do viện Đào tạo và tư vấn quốc tế FMIT tổ chức, tôi viết bản thu hoạch với những nội dung như sau:

Phần 1: Giới thiệu tổng quát về khóa học

PMP® là chứng chỉ chuyên nghiệp với đẳng cấp cao trong lĩnh vực quản lý dự án được các tập đoàn và công ty đa quốc gia trên thế giới công nhận. Hiện nay, chứng chỉ PMP® là thước đo mức độ chuyên nghiệp của các chuyên gia quản lý dự án. Có nghĩa là các dự án quốc tế bắt buộc Giám đốc dự án phải có chứng chỉ PMP®. Các khách hàng lớn cũng yêu cầu công ty thực hiện dự án phải đảm bảo Giám đốc dự án sở hữu chứng chỉ PMP®.
Có thể khẳng định, với chứng chỉ PMP® bạn được thừa nhận đẳng cấp và ghi tên mình vào cộng đồng lớn nhất, uy tín nhất về lĩnh vực quản lý dự án chuyên nghiệp trên toàn cầu. Nhờ đó sự nghiệp quản lý dự án của bạn sẽ tiến triển, thách thức quy mô dự án, quy mô tổ chức, lĩnh vực quản lý, phạm vi quốc gia.

Với mục tiêu nâng cao hơn chất lượng đội ngũ nhân viên, tiếp cận học hỏi kinh nghiệm về quản lý dự án thực tế tại viện Đào tạo và tư vấn quốc tế FMIT, tôi đã được Công ty cử đi học, đào tạo tại lớp Quản lý dự án theo chuẩn quốc tế PMI.
Lớp học Quản lý dự án diễn ra trong 4 buổi cả ngày 15-16/07/2017 và 22-23/07/2017 tại Hội trường, Nhà Khách Tổng Liên Đoàn – 95 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội; thời gian và nội dung môn học được gửi đến cho các học viên như sau:

Phần 2: Nội dung học

  1. Tổ chức lớp học: Lớp học có khoảng 20 học viên, mỗi buổi giảng có 01 giảng viên và 01 người trợ giúp.
  2. Tài liệu học: Bản cứng Slide do giảng viên biên soạn và cuốn sách PMBOK 5th Edition. Ngoài ra còn có giới thiệu một vài cuốn sách tham khảo: Rita 8th Hot Topics, Quality is every one’s responsibility, Quality is free..
  3. Nội dung học: Theo slide trình chiếu bài giảng và quyển tài liệu có in các slide tuy nhiên thứ tự bài học có thay đổi trật tự, một số bài hướng dẫn ngắn gọn do thời gian trên lớp không cho phép.
  4. Phương pháp học: Giảng viên trao đổi các vấn đề lý thuyết liên quan đến bài học; dựa trên những vấn đề thực tế được ghi trong cuốn PMBOK yêu cầu học viên làm các bài tập; học viên có thể hỏi và trao đổi với giảng viên các vấn đề gặp phải trong thực tế làm việc. Mỗi buổi sẽ có khoảng 30 phút để cùng thảo luận xem xét nội dung của buổi học trước; lớp học hướng đến vận dụng tư duy trí nhớ một cách tốt nhất, không cần sự ghi chép nhiều bằng cách sử dụng bản đồ tư duy Mind Map.

Phần 3: Kết quả đạt được

Khóa học này trợ giúp tôi hiểu thêm về kiến thức Quản lý dự án như Quản lý thời gian dự án, Quản lý nguồn nhân lực, Quản lý rủi ro… Kết thúc khóa học đã vượt qua bài kiểm tra sát hạch. Tổng kết những cơ bản nhất từ khóa học như sau:
Quản lý dự án chuẩn gồm Quản trị, Quản lý và Giám sát được quan hệ với nhau.

Quản lý dự án là sự áp dụng những kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của một dự án nhằm đạt được, thỏa mãn yêu cầu dự án. Quản lý dự án về cơ bản bao gồm:
• Xác định yêu cầu.
• Giải quyết những nhu cầu khác nhau, mối quan tâm và kỳ vọng của các bên liên quan.
• Thiết lập và duy trì quan hệ với các bên liên quan
• Mỗi dự án bị ràng buộc theo cách khác nhau, người quản lý dự án có nhiệm vụ cân bằng các yếu tố:
– Scope (Phạm vi)
– Quality (Chất lượng)
– Schedule/Time (Thời gian)
– Cost/Budget (Chí phí)
– Resources (Tài nguyên)
– Risks (Rủi ro)
Quản lý dự án được phân loại thành 5 nhóm quy trình:
• Initiating Process Group. (Thiết lập)
• Planning Process Group. (Kế hoạch – Nhóm quy trình duy nhất thực hiện theo thứ tự)
• Executing Process Group. (Thực thi)
• Monitoring and Controlling Process Group. (Kiểm soát)
• Closing Process Group. (Kết thúc)

Những kỹ năng giao tiếp của người quản lý dự án:
• Leadership
• Team building
• Motivation
• Communication
• Influencing
• Decision making
• Political and cultural awareness
• Negotiation
• Trust building
• Conflict management
• Coaching

Để xác định được yêu cầu của dự án hay sản phẩm thì một vài hoạt động có thể được tổ chức. Một số kỹ thuật có thể được sử dụng là:
Brainstorming: Một kỹ thuật thường sử dụng để tạo và thu thập những ý kiến liên quan đến dự án hay yêu cầu sản phẩm. Kỹ thuật brainstorming không gồm sự bỏ phiếu hay xác định ưu tiên nhưng nó thường được sử dụng với các kỹ thuật sang tạo khác.
Nominal group technique: Một kỹ thuật được tăng cường với brainstorming với một quy trình bỏ phiếu để xếp hạng những ý kiến hữu dụng để tiếp tục hoặc cho sắp xếp theo sự ưu tiên.
Idea/mind mapping: Một kỹ thuật mà các ý tưởng được tạo thông qua những buổi brainstorming riêng được hợp nhất thành một bản đồ duy nhất phản ánh sự đồng nhất hay khác biệt trong sự hiểu biết và tạo ra những ý tưởng mới.
Affinity diagram: Một kỹ thuật cho phép phân loại một số lượng lớn ý tưởng trong nhóm để xem xét và phân tích.
Multi criteria decision analysis: Một kỹ thuật sử dụng ma trận quyết định để cung cấp một hệ thống phân tích tiếp cận các tiêu chí như mức độ rủi ro, sự không chắc chắn và sự đánh giá để đánh giá và xếp hạng những ý tưởng.
WBS: Khi thực hiện tạo WBS (Work Breakdown Structure: cấu trúc phân chia công việc) của dự án có cần xét đến các yếu tố S.M.A.R.T:
Specific (Cụ thể)
Measure (Đo lường)
Accept (Đạt được)
Reality (Thực tiễn)
Timebox

Phần 4: Một số vấn đề trao đổi

Thực tế tham gia lớp học, tôi nhận thấy như sau:
1. Về đối tượng học: Đối tượng người học đa dạng từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, có thể là CNTT, Xây Dựng hay Ngân Hàng… Một số học viên đã có những kiến thức thực tế nhất định khi tham gia vào một dự án.
2. Về phương pháp giảng dạy:
+ Thuyết trình: Giảng viên trình bày một vài vấn đề lý thuyết liên quan đến bài học;
+ Gợi mở – vấn đáp: Đưa ra những ví dụ thực tế liên quan đến bài học và yêu cầu học viên trả lời;
+ Giải thích: Diễn giải, làm rõ các vấn đề học viên hỏi;
+ Trình diễn: Thao tác trên máy tính để học viên theo dõi;
+ Thực hành: Dựa trên bộ tài liệu mẫu yêu cầu sinh viên làm các bài thực hành.
3. Về nội dung học:
Bám sát nội dung các bài trong quyển tài liệu được phát cho học viên tuy nhiên do thời gian giảng dạy thực tế trên lớp không cho phép nên giảng viên chỉ hướng dẫn nhanh.

Trên đây là những vấn đề chính tóm lược lại về lớp học, nội dung mà tôi đã tham gia cũng như kết quả đạt được và một số vấn đề cần trao đổi sau khi tham gia khóa học. Do thời gian học tập không dài và kiến thức của bản thân vẫn còn những hạn chế nhất định nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tiếp thu. Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH Septeni Technology đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia lớp học này.

Add a Comment

Scroll Up