Chuyện làm việc

Chuyện phải làm

Một buổi họp bất thường của công ty bán đồ thực phẩm ABC được diễn ra, nguyên nhân là có nhân viên đã đóng gói thiếu hàng của khách và bị khách hàng phàn nàn.

Anh giám đốc chỉ trình chiếu 1 trang slide duy nhất với dòng chữ PHẢI LÀM
Anh bắt đầu chia sẽ từ những điều hiển nhiên nhất: chúng ta PHẢI LÀM để có thu nhập, PHẢI LÀM để phát triển bản thân và thể hiện năng lực, PHẢI LÀM để đóng góp cho tổ chức, cho xã hội… Đó là những điều cơ bản mà một người trưởng thành luôn luôn nhận thức được.
“Vậy thì làm cho ai? Có phải cho giám đốc không ?!”

Anh chỉ lên logo của công ty và nói:

“Không phải, làm vì cái tên này, cái thương hiệu này. ”

Đoạn anh nói tiếp, khách hàng là người trả tiền cho chúng ta, từ giám đốc đến nhân viên, tất cả mọi người, khách hàng cũng không biết đằng sau sản phâm đó chúng ta là ai, chúng ta như thế nào mà chỉ biết đến tên công ty, tên sản phẩm.

Chính vì thế mọi người PHẢI LÀM, từ việc nhỏ nhất, những việc tưởng chừng ít quan trọng nhất từ cái tâm của chính mình để luôn luôn duy trì và phát triển chất lượng của sản phẩm, nâng tầm thương hiệu của công ty và mang lại sự hài lòng, yên tâm cho khách hàng.

work

Chuyện muốn làm

Nếu để ý kĩ, ở đoạn after credit của phim Avengers: Age of Ultron (Marvel Studio, 2015), có cảnh nhân vật Thanos vừa đeo găng tay vô cực (khi đó còn trống) vừa nói
“Chả sao, anh sẽ tự ra tay.” (“Fine, I’ll do it myself.”)
khi các nhân vật tay sai liên tục thất bại trong nhiệm vụ lấy các viên đá vô cực.

thanos

Tương tự như thế, khi ta mong muốn người khác thực hiện điều gì đó cho ta và họ thất bại hoặc không tuân theo những gì chúng ta cho là đáng ra họ phải làm thì khi đó thay vì than oán, thay vì lu loa vạch áo cho người ta xem lưng, chính chúng ta sẽ phải thể hiện bản lĩnh của mình.
Nếu cả vũ trụ đều chống lại ta, hãy quay lưng lại tuyên bố:

“Chả sao, anh sẽ tự ra tay.”

Chuyện làm công

Nếu bạn xứng đáng với mức lương 10 đồng nhưng công ty chỉ trả cho bạn 5 đồng. Trong tình huống đó nếu không thích thì bạn sẽ không nhận làm và như vậy chẳng có gì để bàn tiếp. Nhưng nếu bạn vẫn nhận làm thì bạn sẽ làm việc theo kiểu mấy đồng ?
  • A: Kiểu 5 đồng
  • B: Kiểu 10 đồng
  • C: Kiểu 15 đồng
  • D: Kiểu 1 đồng
Tôi tin là mỗi người sẽ có câu trả lời của riêng mình.
Tuy nhiên mỗi lựa chọn đều có sự được và mất.
Nếu chọn phương án A thì bạn không mất tiền, vì bạn được trả 5 đồng thì chỉ làm 5 đồng thôi, như vậy là “fair”. Nhưng đồng nghiệp không biết điều đó, họ chỉ nhìn thấy ở bạn làm việc một cách nửa vời, không hết mình. Khi đó bạn mất uy tín, mất danh dự. Như vậy là bạn làm ra tiền hay để tiền làm nên con người bạn ?!
Nếu chọn phương án B thì bạn mất tiền nhưng lại không mất mình, giữ được uy tín với mọi người và sống đúng với con người mình.

Vậy người khôn ngoan thì làm kiểu 5 đồng hay 10 đồng?

Thật khó tin là có trường hợp chọn phương án C, đó là những người không chỉ vì muốn giữ uy tín với người khác và sống đúng với bản thân mà còn hơn thế nữa, họ luôn tìm kiếm những cơ hội để biết mình là ai, tự đặt ra cho những mình những thử thách lớn hơn công việc thường ngày, điều này là vô giá, nhất là đối với những người trẻ.
Những người chọn phương án A hoặc D thường cho rằng những người chọn B, C là những kẻ điên, nhưng thường những người chọn B, C đều đã trải qua cách suy nghĩ của những người chọn A, D, họ có tầm nhìn xa hơn, giống như đại bàng bay trên cao nhìn xuống dưới thấy chim sẻ bay chuyền cành qua các lùm cây vậy.
eagle
Và biết đâu sau này chính chúng ta đi trả công cho người khác thì cũng biết rõ hơn được người nào thì xứng đáng bao nhiêu 🙂
Tham khảo

Add a Comment

Scroll Up