Nghề Tester

Lần đầu tiên được viết blog trong lòng có chút hồi hộp 🙂 .Vốn là người ko thích tự sự tôi ít khi chia sẻ tâm tư bằng blog trên yahoo, share status trên Facebook, Twitter, buôn chuyện trên webtretho bla bla…FB lập ra  chỉ là để theo dõi các bạn khác 😀
Thế mà vào Sep dòng đời xô đẩy có ngày mình ngồi viết Blog để chạy đua vũ trang như này, thôi thì vào đề hơi dài một chút, hôm nay tâm sự tí về nghề nghiệp !

1. First : định nghĩa cơ bản về nghề Tester

Về cơ bản mọi người có thể hình dung về tester qua một số hình ảnh dưới đây :

image0029                              image_2

Nhưng theo tôi thì thực tế Tester đúng là nghề làm dâu trăm họ khi trong Project bạn cần :

  • Làm hài lòng Leader của bạn : đương nhiên, vì bạn là nhân viên – họ là sếp
  • Làm hài lòng Dev, Dev lead : cũng khá là đương nhiên, Dev ko hài lòng thì có khi bug ko được fix ý, cái này khá quan trọng. Làm thế nào để vẫn làm dev hài lòng khi cái tôi tự tin về sản phẩm của họ bị bạn kéo tụt xuống với mấy cái bug vớ vẩn ( như các bạn dev thường nói ) 😀
  • Làm hài lòng PM : có chứ, trả lời trăm câu hỏi của PM nếu chẳng may bạn test lọt bug 🙁
  • Làm hài lòng khách hàng : yes, bạn là gate cuối cùng để bàn giao sản phẩm cho khách hàng mà

Vậy nên mới nói, làm tester cũng cần nhiều kỹ năng cả cứng cả mềm, kỹ năng gì thì tôi xin list ra ở phần 2

2. Kỹ năng cần thiết để trở thành tester

Với ánh mắt nhiều người, có khi bạn chả cần kĩ năng gì, cứ theo REQ kiểm tra giống y là được. Nhưng từ kinh nghiệm một số năm làm tester của mình tôi nghĩ cần khá nhiều

  • Hiểu biết các kỹ thuật test, kỹ thuật tạo test design : bạn có thể test ko áp dụng kỹ thuật, nhưng nó sẽ là chìa khóa để bạn làm tốt nhất và tự tin với công việc của mình
  • Có khả năng R&D cho công nghệ mới : công nghệ thì luôn thay đổi, ko chỉ Developer mà bạn làm Tester cũng phải biết về nó
  • Kỹ năng giao tiếp : communication với Dev, với PM, thậm chí cả với khách hàng nếu bạn làm Outsource, làm thế nào để làm hài hòa mọi thứ nhưng vẫn không quên nhiệm vụ tìm bug của mình
  • Khả năng chịu áp lực : Tester thường hay bị hiểu lầm. Đôi khi bạn tìm ra bug và đang cực kỳ sung sướng với việc đó, bỗng dưng gặp ánh mắt chếch chếch nhìn sang từ các bạn DEV 🙂 Không biết có bao giờ các bạn ấy hiểu cho tìm ra bug là output công việc của tester, tester vui khi tìm ra bug cũng giống như Dev vui khi tạo ra sản phẩm vậy chứ ko phải chúng tôi vui vì tìm ra lỗi lầm của các bạn Developer. Tôi thấy hiện nay ở các nước phát triển , bản thân làm với người Nhật nhiều năm họ đã hiểu được vai trò và vị trí của Tester trong đội dự án. Tuy nhiên ở Việt Nam nhiều nơi, nhiều người  vẫn chưa hiểu được điều này, là điều khá đáng buồn cho các bạn Tester ở Việt Nam.
  • Tính kiên nhẫn : cái này chắc cực kỳ cần thiết. Tôi đã từng phát chán ko tìm ra điểm gì hứng thú khi test ròng 3 năm cho một dự án. Ngày nào cũng vẫn màn hình đấy, cũng vẫn cách xử lý đấy, đôi khi khách hàng chỉ thay đổi 1 yếu cầu rất nhỏ → test lại, khách hàng tìm ra bug → test lại,  thay đổi môi trường → test lại, vòng luẩn quẩn ko dứt. Thử hỏi ko có độ kiên nhẫn cao ai làm được thế. Lời khuyên nhỏ của tôi  là hãy xin Rotation khi có thể, đừng ngại thay đổi hãy thử sức ở các dự án mới. Ngoài ra nếu không thể, hãy thử áp dụng mọi kỹ thuật test bạn học được dưới các cách tiếp cận khác nhau vào dự án cũ rích bạn đang làm  và đừng quên là không chủ quan khi test dự án dù nó đã rất thân quen 🙂

Ngoài các kỹ năng cần thiết như trên, tôi cũng muốn list ra một số kinh nghiệm cần thiết luôn luôn nhắc nhở bản thân khi làm việc trong phần 3

3. Kim chỉ nam cho nghề nghiệp

  • Không quá bảo thủ nhưng cũng không ba phải
  • Hãy quyết đoán
  • Hãy biết lắng nghe nhiều phía
  • Luôn luôn nghĩ đến khách hàng nhưng cũng hãy biết thương lượng với họ ( nếu bạn là ở vị trí quản lý )
  • Luôn nghĩ về sản phẩm : không chỉ là công việc tìm và post bug, hãy để cho mình tiến xa hơn thế
  • Gối đầu giường quyển sách : Lessons learned in Software Testing

Kết luận

Bài tản mạn cũng đã đủ dài, trên đây chỉ là kinh nghiệm của bản thân có thể không đúng với nhiều bạn. Tuy nhiên, điều băn khoăn nhất của tôi cho đến lúc này là 10 năm nữa mình có còn tiếp tục với nghề này khi kỹ năng nhanh tay, nhanh mắt cũng bị hạn chế bởi tuổi tác? Có lẽ ngành này chưa đủ tuổi để tôi có thể nhìn thấy trước được tương lai đó, nhưng tôi tạm giữ vững niềm tin là sẽ có nhiều cách, cơ hội ,vị trí để dù già mình cũng vẫn bám trụ được với nghề 🙂

 

 

Add a Comment

Scroll Up