Ghi chép ít, nghe và phân tích nhiều. Tại sao không?

Học tập là thứ mà con người chúng ta cần phải làm và duy trì nó cho đến ngày chúng ta biến mất. Để học nhanh, học nhiều kiến thức và nhớ lâu thì ghi chép là việc quan trọng vì bộ não của con người sẽ không thế nhớ được tất cả những kiến thức chỉ trong một lần nghe hay đọc. Cornell note là một kỹ năng ghi chép có thể giúp ích cho việc ghi chép trở nên khoa học, hiệu quả và dễ dàng truy xuất.

Cornell note là gì?

Phương pháp Cornell Note là một phương pháp để chúng ta ghi chép, sắp xếp và đọc lại các ghi chú. Phương pháp Cornell Note được giáo sư Walter Pauk của Đại học Cornell nghĩ ra vào những năm 1950. Đây có thể được coi là phương pháp ghi chép ưu việt nhất hiện nay.
Phương pháp này không chỉ phát huy hiệu quả trong việc học tập, mà còn rất hữu ích trong công việc, cuộc sống hàng này …

Ghi chép bằng phương pháp Cornell như thế nào?

Ví dụ chúng ta đang có một tờ giấy trắng để bắt đầu công việc ghi chép. Ở đầu trang chúng ta có thể ghi chủ đề hoặc thứ ngày tháng. Sau đó chia trang giấy thành 2 cột, một cột rộng (phía bên phải) và một cột hẹp (phía bên trái trang giấy) và một phần nhỏ ở cuối trang để ghi lại tóm tắt nội dung của cả trang giấy. Cụ thể, nội dung tại các khu vực được phân bố trên trang giấy như sau:

Hình ảnh của trang giấy được sử dụng để ghi chép bằng phương pháp Cornell

 

  • Tại cột hẹp (cột bên trái) chúng ta sẽ ghi từ khoá, câu hỏi, gợi ý, các tiêu đề phụ …, tất cả đều sẽ được viết dưới dạng câu hỏi (Tại sao, cái gì, như thế nào …) 
  • Còn cột rộng (cột bên phải) chúng ta sẽ diễn giải ý của cột bên trái, các ý và câu được ghi chú một cách thông thường, thường đây sẽ là phần trả lời cho câu hỏi ở cột phía bên phải. Phần này nên được viết thành các ý rõ ràng, không nên sử dụng các câu dài hoặc câu phức, phù hợp nhất là những câu có từ 5-10 chữ. Nếu như một câu quá phức tạp và mang nhiều ý nghĩa thì nên phân tách ra các câu đơn với ý nghĩ đơn lẻ.
  • Khoảng nhỏ phía dưới trang giấy: có thể chứa từ 5-7 dòng, nội dung được ghi chép tại khu vực là sẽ là tóm lại nội dung, đưa ra kết luận … Phần này thường sẽ được viết sau khi kết thúc việc tiếp thu thông tin như: sau buổi học, sau khi trao đổi, …

Để sử dụng một cách hiệu quả phương pháp ghi chép Cornell, chúng ta sẽ phải đảm bảo những quy tắc (gọi là quy tắc 6R) như sau:

  • Record (R1): Đảm bảo các thông tin được ghi chép đầy đủ.
  • Reduce (R2): Các thông tin nên ở dạng đã tóm lược ý chính.
  • Recite (R3): Bản ghi chép phải có khả năng diễn đạt lại hoàn chỉnh
  • Reflect (R4): Dựa vào bản ghi chép có thể đưa ra được câu hỏi cho người nói và đưa ra ý kiến của chính chúng ta.
  • Review (R5): Bản ghi chép đã được xem lại và chỉnh sửa sau khi ghi chép
  • Recapitulate (R6): tóm tắt toàn bộ nội dung sau khi ghi chép ở trong bản ghi chép

Một số lợi ích khi áp dụng phương pháp ghi chép Cornell

  • Đối với việc phải tiếp thu một lượng kiến thức nhiều và nhanh thì sẽ có thế ghi chép kịp theo tốc độ giảng hay nói của người nói một các kịp thời. Đối với việc ghi chép bằng phương pháp cornell, chúng ta sẽ không ghi chép lại toàn bộ nội dung chỉ tiết mà chỉ cần ghi những ý chính, từ khoá, các câu hỏi quan trọng.
  • Đối với phương pháp truyền thống, nếu chỉ tập trung ghi chép sẽ hạn chế việc nghe, đặt câu hỏi, phân tích lời giảng, lời nói của người nói. Phương pháp Cornell khắc phục triệt để vấn đề đó.
  • Dễ tìm, nếu như bạn muốn tìm lại một nội dung đã viết trước đây chỉ cần tìm kiếm trên cột bên trái là đủ, sau đó nếu như cần tìm hiểu sâu hơn về nội dung có thể đối chiếu sang phía cột bên phải để tìm hiểu thêm.
  • Dễ học thuộc lòng, trong trường hợp bạn muốn học thuộc lòng, chúng ta có thể đọc cột bên phải vài lần sau đó che đi cột bên phải và nhìn phần bên trái để đọc ra nội dung, chắc chắn sẽ hiệu quả hơn đó ^^.
  • Dễ dàng thiết lập được sơ đồ tư duy một cách nhanh chóng từ các ghi chép mà không cần phải hệ thống lại như cách ghi chép truyền thống.

Add a Comment

Scroll Up