Làm thế nào để đặt ra mục tiêu thật SMART?

Ngày nay, theo lối sống hiện đại, mỗi người đều có những mục tiêu riêng để phấn đấu. Có người thì muốn trở thành một người muốn trở thành một quản lý tốt, hoạch định chiến lược cho hàng trăm người, có người thì muốn phát triển bản thân, giảm cân, học ngoại ngữ, hoặc cũng có những người muốn thử thách bản thân mình trước một mục tiêu mới mẻ.

Tuy nhiên, đa số họ trong cuộc sống đều có rất nhiều thứ phải bận tâm từ công việc, học tập, gia đình..  cho nên họ dễ bị phân tán và các mục tiêu được đề ra rất khó để có thể hoàn thành, trong quá trình thực hiện các mục tiêu, họ rất dễ bị ngắt quãng, bị mông lung không rõ phương hướng hoặc mục tiêu đề ra theo cảm tính, dẫn đến có những mục tiêu quá khó cho nên dễ bị nản chí vì cảm thấy mãi không đạt được. Lý do chính là ngay từ khâu bắt đầu, họ đã không lên kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng cho chính mục tiêu của họ, khiến cho việc thực hiện các mục tiêu của họ trở nên khó khăn. Liệu rằng họ đã đặt ra mục tiêu thực sự “smart”?

Làm thế nào để có thể đặt ra mục tiêu thật SMART?

Ảnh tham khảo từ google

SMART là gì?

SMART là công cụ phổ biển và hiệu quả nhất và đã được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới giúp người đặt mục tiêu loại bỏ đi sự cảm tính và thật nghiêm túc xem xét về mục tiêu mình đề ra. Nó là viết tắt của 5 tính chất mà mục tiêu phải có, đại diện cho khuôn khổ tạo mục tiêu hiệu quả:
S: Specific – Cụ thể, được xác định rõ ràng, không mơ hồ.
M: Measurable – Có thể tính toán được, với các tiêu chí cụ thể, đo lường được sự tiến bộ của bản thân.
A: Achievable – Có khả năng thực hiện được.
R: Realistic – Thực tế và phù hợp với mục đích.
T: Time-bound – Kiểm soát thời gian, cột mốc thời gian phải rõ ràng bao gồm ngày bắt đầu và ngày kết thúc.
Chúng ta cùng đi vào phân tích từng tính chất một với ví dụ cụ thể:
Đầu tiên, xác định mục tiên mình mong muốn:
Với kiến thức ngoại ngữ từ thời phổ thông kèm với việc một thời gian dài không sử dụng, Nhất cảm thấy rằng tiếng anh của là không đủ để làm việc với khách hàng cũng như có thể làm việc hiệu quả hơn, vì thế bạn ấy đặt mục tiêu cải thiện trình độ Tiếng Anh của mình.

Specific:

Ảnh tham khảo từ google

   Với các mục tiêu được cụ thể hoá, và được xác định rõ ràng, thì chúng có thể có cơ hội được hoàn thành lớn hơn so với các mục tiêu mơ hồ.
   Đối với trường hợp của Nhất, để có thể cụ thể cụ thể hoá mục tiêu, bạn ấy có thể áp dụng thêm kỹ thuật tư duy 5W1H.
    5W1H là viết tắt của 5Ws: Who – What – Where – When -Why và 1H: How, nó giúp người sử dụng lối tư duy này phủ định những gì họ đưa ra cho đến khi những kết quả họ đưa ra là hoàn toàn chính xác. Nếu không dựa trên sơ đồ 5W1H thì người viết kế hoạch sẽ rất dễ ngộ nhận khi tự cho những ý kiến và lý lẽ mà bản thân đưa ra là đúng điều này sẽ gây ra sự thất bại, tai hại rất lớn trong bản kế hoạch của họ khi mà những kết quả này mới chỉ dựa trên cảm tính mà không được nhìn nhận từ những sự đánh giá khách quan và góc nhìn khác.
  • Who: Who is involved in this goal? – Ai tham gia vào mục tiêu này ? Nhất là người phải trực tiếp thực hiện và cố gắng đạt được mục tiêu này.
  • What: What do I want to accomplish? – Nhất muốn đạt được điều gì ? Nhất muốn mình đạt được một chứng chỉ tiếng anh trong thời gian tới.
  • Where: Where is this goal to be achieved? – Mục tiêu mình cần đạt được tại địa điểm nào ? Ngay tại chỗ Nhất đang sống và làm việc. Vừa có thể học hành tốt nhưng không làm ảnh hưởng tới công việc.
  • When: When do I want to achieve this goal? – Lúc nào thì mình muốn đạt được mục tiêu này? Giữa năm 2020 phải đạt được chứng chỉ tiếng anh cao theo đúng nguyện vọng của mình.
  • Why: Why do I want to achieve this goal? – Tại sao mình muốn đạt được mục tiêu này? Để có thể làm việc tốt hơn và khả năng thăng tiến trong tương lai.
  • How: How can i achieve this goal? – Làm thế nào để mình đạt mục tiêu này ? Đăng ký một khoá học tiếng anh cũng như luyện tập học tiếng anh thường xuyên.

Measurable:

Ảnh tham khảo từ google

    Mục tiêu khi đề ra phải đo lường được, phải có tiêu chuẩn thành công để bản thân người đặt ra mục tiêu có bằng chứng về việc đã hoàn thành mục tiêu và kiểm soát tiến độ của mục tiêu mình đã đề ra:
  • Đặt ra các thước đo, các mốc cụ thể có thể là về số lượng và chất lượng: Nhất sẽ học tiếng anh tại trung tâm 3 buổi trong một tuần để có thể đạt được 6.0 ielts vào kỳ thi giữa năm 2020 mà mình đã đặt ra.
  • Cách mình biết được mình đạt được mục tiêu, biết được sự tiến bộ của bản thân: Từ tháng giờ đến năm 2020, cứ mỗi 2 tháng Nhất lại đi thi thử một lần để có thể nắm được sự tiến bộ của bản thân mình và ghi chép lại để có thể nắm được quá trình tiến bộ của mình.

Achievable:

Ảnh tham khảo từ google

    Phải luôn đảm bảo rằng mình có thể thực hiện được. Nếu khi xây dựng mục tiêu quá khó, quá sức với mình và hầu như không có hy vọng hoàn thành thì nó sẽ khiến cho người đặt ra mục tiêu dễ bị nản chí, vì cảm thấy thiếu tự tin và nản lòng. Tuy nhiên chúng ta không nên đặt mục tiêu quá dễ dàng thay vì đó hãy đạt mục tiêu đủ khó để mình có thể cảm thấy mình thử thách, làm động lực để mình tiến tới.  Để có thể xây dựng mục tiêu chúng ta phải làm rõ bản thân mình, biết điểm mạnh điểm yếu của bản thân mình từ đó đặt ra các mục tiêu phù hợp nhất có thể.
  •     Chúng ta phải xác định được giới hạn của bản thân: Nhất đã có tiếng anh căn bản, đã từng học tiếng anh từ thời phổ thông nhưng sau này ra đại học không được trau dồi thường xuyên nữa, tham khảo thêm ý kiến từ bạn bè bạn ấy tự đánh giá được bản thân và nhận ra rằng mục tiêu 6.0 điểm ielts vào giữa năm 2020 là bạn ấy có thể đạt được.
  •     Đánh giá mức độ cam kết, phải cam kết nỗ lực hết sức để đạt được nó: Nhất sẵn sàng cam kết rằng mình sẽ nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu, thay đổi về thói quen sống hàng ngày để dành thêm thời gian cho học tập và sẵn sàng thích nghi với những thách thức mình có thể gặp phải.

Realistic:

Ảnh tham khảo từ google

    Mục tiêu đề ra phải phù hợp, phải thực tế, phải có thể đạt được dựa trên các nguồn lực và thời gian sẵn có. Một mục tiêu có khả năng thực tế khi bạn nghĩ rằng nó có thể thực hiện được và thực sự hữu ích cho bản thân mình. Trong trường hợp này, Nhất cần phải xác định rõ:
  • Mục tiêu có phản ánh mong muốn của bản thân?: Mục tiêu này phù hợp với mong muốn đầu tư cho tương lai của Nhất.
  • Mục tiêu có thực tế và trong tầm tay?: Nhất đã có căn bản tiếng anh, bên cạnh đó với khoảng thời gian đã đề ra, nếu cố gắng nỗ lực thì Nhất vẫn có thể đạt được.

Timely:

Ảnh tham khảo từ google

    Mục tiêu khi đề ra phải có giới hạn theo thời gian, nó phải có ngày bắt đầu và ngày kết thúc. Nếu không bị giới hạn thời gian cụ thể, người đề ra mục tiêu sẽ không cảm thấy cấp bách và có động lực để hoàn thành mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, với những mục tiêu dài hạn thì cũng nên thiết lập những dấu mốc hoặc những khoảng thời gian nhỏ để mình có thể kiểm soát được hiệu quả hơn.
Nhất đề ra mục tiêu từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020 , tức khoảng thời gian hơn nửa năm là phải lấy được chứng chỉ cùng với điểm số mong muốn. Trong 1 năm này bạn ấy phải liên tục nỗ lực để đạt được mục tiêu mình đề ra. Nhất cũng đề ra dấu mốc 2 tháng đi thi thử một lần để có thể thấy được mình tiến bộ như thế nào.

Conclusion:

Qua phân tích kèm ví dụ trên đã phần nào giúp chúng ta hiểu rõ được cách đặt mục tiêu thật hiệu quả, khi Nhất đã lên kế hoạch một cách nghiêm túc, chi tiết về lộ trình cũng như làm rõ mọi mặt, thì bạn ấy nhất định sẽ thành công.

SMART là một công cụ hữu hiệu để đặt ra mục tiêu và quản lý mục tiêu của mình và sự hiệu quả của nó đã được chứng minh và được áp dụng rộng rãi. Từ những nhà quản lý các công ty lớn, hàng trăm hàng ngàn người tới những cá nhân chỉ muốn cải thiện bản thân hay là những người chỉ muốn thử thách bản thân đều có thể áp dụng được. Nó sẽ giúp nâng cao cơ hội thành công của mỗi người.

Tuy nhiên SMART cũng chỉ là một công cụ, để hoàn thành mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có sự quyết tâm và nỗ lực của bản thân mỗi người. Vì vậy mỗi khi đặt ra một mục tiêu, hãy thật nghiêm túc từ lúc lên kế hoạch, hãy chuẩn bị thất kỹ càng mọi thứ và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình.
Tài liệu tham khảo:

Add a Comment

Scroll Up