Critical thinking và các bước áp dụng Critical thinking để đưa ra quyết định

Hưởng ứng trào lưu Critical thinking trong công ty kỳ này, mình xin trình bày một số suy nghĩ  về lối tư duy này với góc nhìn cá nhân

1.Critical thinking là gì ?

Critical thinking là gì? Critical thinking – hay còn gọi là tư duy phản biện, tư duy phân tích. Đây là một quá trình tư duy biện chứng.Nó bao gồm các giai đoạn như phân tích, đánh giá vấn đề, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Mục đích của Critical thinking là làm rõ vấn đề và khẳng định là sự đúng đắn của vấn đề. Các yêu cầu trong tư duy phản biện bao gồm: tính minh bạch rõ ràng, logic, có dẫn chứng cụ thể và tính công bằng

2.Tầm quan trọng của Critical thinking

Người có tư duy phản biện thường có thể:

  • Hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm.
  • Nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận.
  • Tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận.
  • Giải quyết các vấn đề một cách hệ thống.
  • Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng.
  • Xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác.

Bởi vậy, Critical thinking đem đến

  Khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lý trí .

–  Khả năng vận dụng trí óc linh hoạt và phân tích thông tin, tích hợp các nguồn kiến thức đa dạng vào giải quyết vấn đề.

–  Cải thiện các kỹ năng thuyết trình và ngôn ngữ một cách dễ hiểu và có logic

–  Quan trọng đối với quá trình phản chiếu bản thân (self-reflection),bởi nó giúp ta nhận rõ giá trị của bản thân, tỉnh táo đưa ra quyết định để kiểm soát cuộc sống.

3.  Các bước áp dụng Critical thinking để đưa ra quyết định

Theo Grey Cells, có 7 bước trong quá trình tư duy phản biện

Bước 1: Xác định vấn đề, mục tiêu cần giải quyết

 

1.1 Vấn đề cần được tập trung giải quyết, truyền đạt hoặc phân tích là gì? Các khái niệm, câu hỏi có rõ ràng, đúng đắn và chính xác không?

  • Tìm ra vấn đề/mục tiêu bằng cách phân tích và mục đích của chúng.
  • Chọn mục đích quan trọng và thực tế.
  • Phân biệt các khía cạnh trong phạm vi và ngoại pham vi của vấn đề.
  • Tìm khung tham chiếu :Đôi khi có quá nhiều thông tin trái ngược nhau khiến bạn phải chọn trọng số cho các yếu tố, tập trung phân tích các yếu tố quan trọng và bỏ qua các thông tin không quan trọng (Ví dụ, khi lên kế hoạch đi du lịch, nếu bạn đặt trọng điểm ở giá rẻ, vậy các yếu tố còn lại như phòng ốc sang chảnh sẽ phải là thứ yếu.)
  • Kiểm tra định kỳ để chắc chắn rằng bạn không lạc đề.

 

1.2 THIẾT LẬP CÂU HỎI về vấn đề đã tìm được

–  Nêu  câu hỏi làm rõ vấn đề đang gặp phải.

–  Thể hiện câu hỏi theo nhiều cách để làm rõ ý nghĩa và phạm vi của nó.

–  Nếu câu hỏi quá rộng, chia nó thành nhiều câu hỏi nhỏ để giải quyết từng vấn đề một.

–  Xác định phạm vi trả lời cho từng câu hỏi đó : câu hỏi có một đáp án, hay có nhiều đáp án tùy theo quan điểm hay, yêu cầu cân nhắc lựa chọn cân bằng giữa nhiều quan điểm khác nhau

 

►Bước 2: Tìm và đánh giá thông tin liên quan

 

Nguồn có đáng tin cậy không?

–   Đảm bảo rằng tất cả thông tin được sử dụng là rõ ràng, chính xác và phù hợp với câu hỏi đang gặp vấn đề.

–   Cố gắng thu thập đầy đủ thông tin.

–    So sánh các thông tin nhận được và đánh giá sự đáng tin cậy của thông tin đó.

Thông tin bạn nhận được có thể kiểm tra chéo từ các nguồn đáng tin cậy khác không? Có định kiến, ý kiến chủ quan nào không? Các dữ liệu có thống nhất không? Cần thêm thông tin nào không? Ví dụ, nguồn tin từ tạp chí nghiên cứu khoa học bao giờ cũng đáng tin hơn các tạp chí phi chuyên ngành, và tất nhiên là tuyệt đối đáng tin so với nguồn kenh14 hay mạng xã hội

–   Phân loại các thông tin theo các nhóm ( Ví dụ : nhóm phản đối, nhóm đồng tình,)

 

►Bước 3: Đánh giá lập luận

 

– Lập ra các giả định/ lập luận dựa trên thông tin tìm được.

– ĐÁNH GIÁ tính hợp lý của giả định, chúng có chặt chẽ không, có logic không, dựa theo khung tham chiếu nào.

– Đặt trọng số cho các yếu tố và sử dụng bảng điểm để cân nhắc toàn diện vấn đề.

– Đưa ra kết luận sơ bộ của bản thân.

 

Bước 4: Đánh giá Kết luận

–   Kết luận đưa ra có hợp lý, chính xác không?

–   Kết luận đó có công bằng, toàn diện không? Có thiên kiến nào trong đó không?

 

Bước 5: Xem xét các góc nhìn đối lập và  mặc định.

–   Đánh giá xem liệu bạn có mặc định các điều kiện nào là đương nhiên trong kết luận của bạn không. Mặc định đó  có chính xác không ?
–   Xác định các góc nhìn bổ sung hay đối lập nào khác cần xem xét không? và tìm định điểm mạnh cũng như điểm yếu của chúng.

 

Bước 6: Tổng hợp kết quả

Loại bỏ các mặc định không chính xác, tổng hợp kết quả phân tích từ các góc nhìn khác nhau, xác định những thông tin, phân tích cần hoàn thiện thêm để bao quát vấn đề hoàn chỉnh hơn.

 

Bước 7: Kết luận và giải pháp

Đưa ra các kết luận khách quan, công bằng và đề xuất giải pháp (nếu có)

Add a Comment

Scroll Up