Review sách “50 User Experience Best Practices”
Cuốn sách này nói về tầm quan trọng của User Experience (UX). Đó là chìa khóa cho một sản phẩm kinh doanh thành công.
Nó liệt kê ra 50 lời khuyên để cải thiện trải nghiệm người dùng của bạn. Với lời khuyên cụ thể trên một phạm vi rộng các chủ đề, nên sẽ phù hợp với nhiều người. Những ngôn từ giản dị và đồ họa đáng nhớ chắc chắn sẽ làm bạn thấy thú vị.
Và dưới đây tôi xin được chia sẻ tóm lược lại những gì tôi đã đọc và cảm nhận được qua cuốn sách này.
Cung cấp một cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của Trải nghiệm người dùng (UX)
– Thing Big Picture: Mặc dù các chi tiết nhỏ rất quan trọng đối với chính dự án. Nhưng tập trung quá nhiều vào các chi tiết khiến chúng ta sẽ bỏ lỡ tổng thể và làm việc theo thời gian. Cuốn sách này gợi ý tập trung vào tầm nhìn dự án và giữ mục tiêu trong khi làm việc trên các phần của dự án.
– Connect the goals : Khi bắt đầu các dự án thì Business Goals và User Goals thường không nhất quán. Khi các Goals of a company không phải lúc nào kết hợp tốt đẹp với User Goals. Điều này dẫn đến các thiết kế gây thất vọng cho người dùng hoặc không phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Giải pháp? Xác định tất cả các mục tiêu lên phía trước và giải quyết xung đột sớm. Và cần có một cuộc họp giữa stakeholders với executives để so sánh và giúp tìm ra giải pháp phù hợp nhất.
– Get everyone involved: Đưa stakeholders (những người không trực tiếp tham gia vào dự án, đưa stakeholders ngồi lại, thảo luận và tập hợp các quan điểm khác nhau để đạt được cùng một mục tiêu).
Chú ý: Trong cuộc họp đầu tiên những người trong phòng họp nên được biết thông tin càng nhanh càng tốt để mọi người tham gia thảo luận.
– Hold fewer (More relevant) meetings: Mỗi cuộc họp thường bị gián đoạn bởi nhiệm vụ chính. Bạn có thể thêm một cơ hội quý giá để nhóm của bạn cộng tác và biến các cuộc họp thành một điều tích cực chỉ với ba bước:
1. Xác định các chi tiết của nội dung cuộc họp.
2. Ai có liên quan?
3. Tìm các hoạt động cùng nhau như trong Gamestorming cho mọi người engaged and participating .
– Hear every voice: Hầu hết các vấn đề trong các cuộc họp thường gặp là trong các cuộc họp, ý kiến thường được thể hiện bởi một hoặc hai người. Làm cho mục đích của cuộc họp không thành công. Giải pháp mà cuốn sách này gợi ý là sử dụng phương pháp BRAINSTORMING. Để mọi người chia sẻ ý kiến của họ trong các cuộc thảo luận.
– Build relationship: Phân tích rất quan trọng vì đó là kết quả của việc thực hiện Quantitative test, nhưng cách tốt nhất là Build relationships với User để chúng ta có thể hiểu thêm về họ và cách suy nghĩ của họ sau đó có phương pháp hay quyết định.
Cung cấp về định nghĩa “User research” = Learn what your users know
– Build personas: Persona là nhóm mục tiêu mua sản phẩm / dịch vụ. Chúng ta cũng cần đặt tên cho Persona để chúng ta hiểu được cảm xúc, quan điểm, quá trình suy nghĩ, quá trình ra quyết định, quá trình mua hàng. Người dùng quan tâm càng nhiều càng tốt.
Sau khi xây dựng personas, hãy để chúng hoạt động – ưu tiên các tính năng theo những gì bạn cần. Nó dễ dàng đưa ra quyết định cho một người dùng cụ thể (hoặc persona) hơn là những đối tượng chung chung.
– Get face time with your users: Mọi nhà phát triển sản phẩm đều biết thị trường của mình, nhưng không có nghiên cứu người dùng, họ thường thiếu dữ liệu cụ thể để từ đó hình thành các tính năng hoặc ưu tiên các tính năng. Vì vậy chúng ta hãy nhớ câu này để làm tôn chỉ khi nghiên cứu người dùng “A little face time is better than none at all!”
Nếu bạn không thể tiếp cận thị trường Target, cuốn sách khuyên bạn nên đến quán cà phê địa phương và cung cấp thẻ quà tặng để đổi lấy các bài kiểm tra khả năng sử dụng nhanh chóng. Nó sẽ gây ngạc nhiên với những gì hiểu biết bạn có thể đạt được!
– Listen to actions: Khi thực hiện usability test người dùng thường có những câu hỏi hoặc quan tâm nhưng đôi khi các câu hỏi được hỏi với hành động lại không khớp. Do đó chúng ta cần phải quan sát trong khi người dùng thực hiện usability test và quan sát hành vi của họ thay vì tập trung vào những gì nhọ yêu cầu. Chúng ta cũng cần giúp người dùng bằng cách hỏi về quá trình ra quyết định (the decision making process) và những gì họ nghĩ khi họ chọn hướng hành động thông qua ứng dụng của bạn. Có câu này rất hay trong cuốn sách tôi xin được trích dẫn lại “Listen to what they say, but pay closer attention to what they do”.
– Choose your test wisely:
Bài test nào dưới đây phù hợp với nhu cầu của bạn? Các bạn xem hình rồi có lựa chọn cho riêng mình nhé :D.
Cuốn sách cũng nói về tổ chức Prioritize top tasks
Bắt đầu bằng cách đặt một mục tiêu chính được đặt cho người dùng trên mỗi dự án. Nếu bạn có nhiều mục tiêu trong đầu, bạn hãy sắp xếp nó bằng cách hỏi những câu hỏi này:
1. Ai là người nghe?
2. Nơi nào tôi muốn phát triển sản phẩm của mình?
3. Call to ACTION trực tiếp là gì để đưa người dùng đến mục tiêu chính?
4. Làm cách nào để bạn có thể đạt được mục tiêu phụ và mục tiêu phụ liên quan đến mục tiêu chính? Bạn có bao nhiêu mục tiêu và những mục tiêu đó có cùng đối tượng không?
——–
Ngoài ra cuốn sách cũng viết về UI DESIGN , CONTENT STRATEGY và FRONT-END DEVELOPMENT cũng rất thú vị nữa tuy nhiên tạm thời tôi xin dừng lại chia sẻ của mình ở đây nếu các bạn quan tâm có thể vào link dưới đấy để tìm hiểu thêm về cuốn sách này:
https://www.slideshare.net/md_sayed/50-user-experience-best-practices