TRAINNING HORENSO

Sau khi đi du lịch cùng Ms Thúy, chúng ta cùng trở lại công ty và gật gù ngủ gật với đề tài Horenso tập 2.Tiếp theo phần 1 nói về lợi ích và phương pháp Horenso, phần này nói về phương pháp tạo  môi trường Horenso trong công ty.

 

TRAINNING HORENSO

 

Chúng ta thường có xu hướng coi Horenso là việc của cấp dưới, trách mắng nếu họ không thực hiện đúng phả mà bỏ qua trách nhiệm của người lãnh đạo công ty trong trường hợp này.Tất nhiên, tinh thần horenso của cấp dưới là rất quan trọng,nhưng cũng có rất nhiều điều bạn có thể làm với tư cách là một người quản lý để làm cho không khí horenso của công ty thêm sống động.

 

1.   Tạo một môi trường thân thiện, dễ Horenso

Nếu cấp dưới của bạn luôn mang tâm lý sợ sệt “cái này thật khó nói”,”Điều này nói ra thể nào cũng làm sếp tức”,hay e ngại “Nói ở đây thể nào cũng bị mắng trước mọi người”, “báo cáo những điều xấu thể nào cũng ảnh hưởng đến nhận xét của sếp về bản thân” thì dù bạn có quy định thế nào đi chăng nữa cũng chỉ nhận được những báo cáo qua loa, đối phó mà thôi.

Bởi vậy tạo một môi trường làm việc thân thiện, quan hệ đồng nghiệp hữu hảo giữa các thành viên là một viêc rất quan trọng.

Phương thức phổ biến nhất để thực hiện điều này là tạo cơ hội giao lưu với các thành viên của team mình.Đề tài câu chuyện có thể là những việc nho nhỏ trong công ty, gia đình hay mối quan tâm chung, thời gian cũng không nhất thiết phải trong giờ làm việc .Hãy nỗ lực xóa tan khoảng cách của một ông sếp cao cao tại thượng và cấp dưới. Sau một thời gian, các thành viên trong nhóm sẽ cởi mở hơn, nói cho bạn các thông tin cần thiết.Hãy bằng hành động của bạn để nhắn nhủ với mỗi thành viên :khi gặp khó khăn, đừng ôm mãi trong lòng, hãy chia sẻ để mọi người cùng giải quyết.

 

2.   Giáo dục Horenso trong công ty:

Các thành viên mới vào công ty không tránh khỏi các bất an, bỡ ngỡ. Lúc đó, bởi không tự tin,sợ để xảy ra lỗi, họ chỉ chăm chăm vào công việc của bản thân mà không để ý xung quanh, dễ để xảy ra vấn đề hợp tác trong nhóm.Bởi vậy, sự thông cảm và chỉ dẫn từ cấp trên trở nên rất quan trọng.

–   Hãy làm gương cho nhân viên mới. Khi truyền đạt công việc, hãy nói theo đúng fomat 5W3H một cách rõ ràng.

5W3H

Who

Ai, với ai.

What

Cái gì(Mục tiêu、Mục đích)

Why

Tại sao(Lý do、bối cảnh、độ trọng yêu v..v)

When

Bao giờ, deadline thế nào

Where

Ở đâu, đến đâu

How

Làm thế nào

How much

Giá bao nhiêu

How many

Số lượng bao nhiêu

Với những người đã quen với công việc, thực hiện 5W3H là chuyện đương nhiên, nhưng đó lại là việc không phải nhân viên mới nào cũng có thể làm được. Rất nhiều người khi dạy nhân viên mới  xem nhẹ truyện đạt lý do, bối cảnh của công việc và coi đó là việc không cần thiết.Nhưng việc hiểu vì sao phải làm theo phương pháp đã được chỉ tránh cho nhân viên phải “học vẹt”, hiểu biết vấn đề một cách toàn diện hơn giúp họ biết được vị trí công việc của mình trong nhóm, từ đó rút ra cách phối hợp với người khác.Đồng thời, sau khi được chỉ vài lần, nếu gặp trường hợp tương tự, họ sẽ tự làm mà không cần chỉ dẫn nữa.

 

–   Luyện thói quen dùng giấy và bút cho nhân viên.

Hãy luyện thói quen mang theo bút và giấy khi nói chuyện với cấp trên cho nhân viên của bạn.Đầu tiên, hãy nói chậm, nhấn mạnh  để họ tự ghi sau đó kiểm tra lại nội dung đã được ghi, chỉ ra các điểm không chính xác trong đó.

Đối với những việc đơn giản, khi không có cấp trên hay người có kinh nghiệm hơn để hỏi, nhân viên mới có thể nhìn giấy đã viết để nhớ lại lời cấp trên, với những việc khó hơn, hãy để họ ghi lại những điểm không hiểu sau đó hỏi lại để tránh trường hợp “gật gù cho có” rồi lại “ nước chảy lá khoai”.

Ngoài ra , chính bản thân chúng ra cũng có những lúc ra chỉ thị rồi quên mất, hay thay đổi quyết định đã ra.Bằng việc ghi lại, cả hai bên đều có thể xác nhận lại sự tình nếu có thay đổi, cấp trên cũng có thể giải thích vì sao lại có thay đổi như vậy cho họ hiểu.

 

–   Sắp đặt thời gian trả lời thắc mắc.

Với những nhân viên mới, có rất nhiều điều họ muốn hỏi nhưng nhìn xung quanh ai cũng bận rộn, mặc cảm rằng bản thân đang làm phiền người khác nên rất ngại mở lời.Bởi vậy, hãy quy đinh ra 1 thời gian nhất định để nhân viên mới có thể hỏi những điều không hiểu, tránh tình trạng “dấu dốt”.Chỉ cần mỗi lần từ 3-5 phút vào cuối buổi sáng hoặc chiều. Hãy hỏi nhân viên mới xem họ có vấn đề gì, nghe báo cáo công việc của họ để kịp thời nhân ra, sửa chữa những điều không hợp lý, giảm bớt tâm trạng hoang mang cho họ.

Khi đối phương không có câu hỏi, hãy ân cần hỏi thăm tiến độ công việc và khen ngợi nhân viên một cách đúng mực.Chỉ một lời khen của bạn có thể làm cho cấp dưới cảm thấy tự tin và có động lực cố gắng lên rất nhiều.

——————-*0*0*——————–

Trên đây là vài “ ý kiến cá nhân” tổng hợp lại sau vài ngày “copy paste” thật lực cùng với sự trợ giúp vô cùng đắc lực của Mr Goole translate.Hi vọng sẽ giúp đỡ được ai đó quan tâm đến vấn đề này (nghi ngờ là không có…)

Nói chung là rất rất cảm ơn những ai đã đọc đến cuối trang và thông cảm cho cái đề tài buồn ngủ của mình, trót ngu dại ghi MBO là 2 blog post rồi nên đành vậy ……………m(-_-)m

Add a Comment

Scroll Up