PO job at a glance
Đội tuyển U23 VN suýt vô địch! Khiến tôi sa vào một cuộc trao đổi với một người không quen biết, chủ đề đại ý là “nếu là bóng đá nữ bạn có vui mừng/ tự hào như vậy ko? Nếu không, vậy thực sự niềm vui (cho bóng đá nam) hiện tại của bạn là gì?”. Cuộc tranh luận rốt cuộc chẳng đi đến đâu, nhưng điều mà tôi rút ra từ đó là: Với hàng triệu người hâm mộ, mọi người chỉ đơn giản là biết mình yêu thích/tự hào, còn chả cần biết tại sao mình lại yêu thích/tự hào. Tôi biết là tôi yêu, hết! “Sự yêu thích vốn nó đã không công bằng, và không cần giải thích”!
Một điều đơn giản như vậy, mà một kẻ U50 như tôi không biết, giờ mới biết! Sau một hồi trăn trở tại sao mình lại không biết một thứ đơn giản như vậy trong cuộc sống, tôi ngờ ngợ rằng mình đã tự động/ vô thức áp dụng logic của Công việc vào mọi thứ mình quan sát mất rồi! Nhìn lại gần 20 năm trời trong nghề BrSE kiêm PM/PO, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình biết một cái gì đó về công việc mà khi ai đó hỏi, mình lại không cần giải thích! Chưa bao giờ!
90% công việc của một BrSE (kỹ sư cầu nối) hay PO là giao tiếp. Giao tiếp là phải hiểu trước khi truyền đạt, trước khi đặt câu hỏi hay trước khi báo cáo, trình bầy. Với công việc này, nếu bạn không giải thích được, thì đơn giản là bạn chưa hiểu nó đủ để làm việc. Đó là nguyên tắc và kim chỉ nam xuyên suốt sự nghiệp của tôi.
Và gần đây tôi có dịp chiêm nghiệm lại nguyên tắc này, khi đối mặt với một “fan của bóng đá (nam)”, khi đối mặt với tình huống một key technician của team tôi ra đi và vấn đề chuyển giao công việc được đặt ra, khi cần xúc tiến bàn bạc một nỗ lực cụ thể để Kaizen. Một nguyên tắc đơn giản, nhưng nhiều khi, vẫn phải “nỗ lực để chứng tỏ”, và hình vẽ sau đây nằm trong một phần nỗ lực này:
Thử áp dụng mô hình suy nghĩ trên vào một buổi Retro của nhóm PO, tôi đã thử đặt một câu hỏi ví dụ:
Kết quả là nhận được những câu trả lời vừa giống vừa kha khá khác nhau, phản ánh cách hiểu khá đa dạng của mỗi người:
Sau đó, với hai câu hỏi: Bạn hãy liệt kê những công việc giao tiếp cụ thể trong ngày của BrSE/PO, Bạn hãy liệt kê những lĩnh vực mà bạn cần quản lý với tư cách là BrSE/PO, các đồng nghiệp của tôi đã đưa ra những câu trả lời mà kết quả được tập hợp trong hình vẽ sau:
Tiếp theo, chúng tôi cùng thống nhất sẽ tiếp tục cùng nhau làm workshop để thử đi nốt bước cuối cùng trong mô hình được trình bầy ở ảnh đầu tiên. Hy vọng qua đó tôi lại có thể ghi lại những điều hữu ích cho bạn nào hứng thú đi sâu vào tìm hiểu công việc giao tiếp của một PO/BrSE.