[ review sách] Tư duy hệ thống phần 2

 

Đây phần 2 của review sau khi đọc xong cuốn “ Tại sao cách giải quyết của người nọ luôn hữu hiệu ? ( tạm dịch )” tác giả Edabi Junko và Odari Ichiro

Sách có tên tiếng Nhật là なぜあの人の解決策はいつもうまくいくのか?―小さな力で大きく動かす!システム思考の上手な使い方

Xin hãy lưu ý phần dưới đây là những gì người đọc hiểu được sau khi đọc sách, không phải là dịch hay trích dẫn.Người viết không bảo đảm nội dung dưới đây giống 100% với nội dung trong sách.

 

——o0o———

 

 

 

Theo tác giả, có bảy điều cần ghi nhớ trong system thinking

1 – Không đổ lỗi cho con người, sự kiện hay bản thân.

2 – Không nhìn sự vật riêng lẻ mà nhìn theo quá trình.

3 – Tìm sự chênh lệch giữa mô hình phát triển hiện tại và mô hình phát triển mong ước.

4 – Tìm ra cấu trúc( vòng lặp ) dẫn đến mô hình hiện tại.

5 – Không chỉ nhìn vào sự vật trước mắt mà phải nhìn vào mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống.

6 – Tìm ra điểm đòn bẩy để giải quyết vấn đề.

7 – Lợi dụng sức mạnh của system.

 

Phần 1  đã giải thích cách tìm ra các yếu tố và lập vòng lặp để tìm hiểu cấu trúc của vấn đề.

Ở phần 2 này  ta sẽ chú ý nhìn vào mối quan hệ giữa các vòng lặp và cách tìm ra điểm đòn bẩy để giải quyết vấn đề

 

5- Không chỉ nhìn vào sự vật trước mắt mà phải nhìn vào mỗi quan hệ giữa các vấn đề trong hệ thống

Thường một sự kiện do nhiều vòng lặp kết nối với nhau,tác động tương hỗ tạo thành.

Trong một số trường hợp, balancing loop có thể đóng vai trò cái phanh kìm hãm sự phát triển của reinforcing loop.

 

Hình bên nói về một sự kiện xảy ra trong một phòng gym. Trong reinforcing loop thể hiện phòng gym tăng quảng cáo để thu hút thêm hội viên. Khi hội viên tăng, thì doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, phòng gym có thêm tiền để sử dụng cho quảng cáo tạo đà cho chiều tăng của reinforcing loop.

Trong balancing loops, do số máy hữu hạn, khi member tăng đến một số lượng nhất định, thời gian chờ sử dụng máy tăng sẽ làm tăng sự bất mãn của khách hàng dẫn đến một số người hủy hội viên kéo số hội viên giảm.

Trong trường hợp này, việc tăng cường quảng cáo trong reinforce loop không giúp phòng gym có nhiều hội viên hơn thậm chí có thể tăng độ bất mãn của khách hàng, tạo tin đồn xấu khiến vòng tăng cường đảo chiều, càng quảng cáo càng ít hội viên. Giải pháp ở đây phải là làm sao để giảm tác động của balancing loop lên phòng gym, đó có thể là tăng số manchine, diện tích sử dụng hay tìm một hoạt động không dùng đến máy để giảm waiting time.

Điểm tác giả nhấn mạnh là khi phát hiện vấn đề, thường mọi người có xu hướng tăng cường các yếu tố trong reinforce loop để cho mọi thứ quay lại quỹ đạo tăng trưởng, nhưng thực tế  phải tìm điểm kiềm chế phát triển trong balance loop và hạn chế ảnh hưởng của nó đến mức nhỏ nhất.

Việc tăng trưởng reinforce loop quá nhanh trong khi các yếu tố giới hạn không được giải quyết kịp thời có thể dẫn đến khó khăn sau này. Do vậy cần phải có kế hoạch phát triển dài hạn và không nên đánh đổi các mục tiêu dài hạn để lấy kết quả cho các mục tiêu ngắn hạn.

6- Tìm ra điểm đòn bẩy để giải quyết vấn đề

Tìm ra điểm đòn bẩy có thể giúp reinforce loop phát triển với sức lực ít nhất. Theo tác giả, đòn bẩy thường nằm đâu đó trong các yếu tố sau đây :

  • Các biến số của loops.
  • Các flow vật lý và cấu trúc của stock.
  • Flow lưu chuyển thông tin.
  • Các rule, incentive thúc đẩy hay hạn chế hành động nào đó.
  • Các hạn chế có sẵn trong xã hội như quan niệm của xã hôi, những thứ được cho là quy luật, thường thức.

** Stock được hiểu là số lượng một yếu tố nhất định trong một vật chứa, và flow là đầu vào hoặc đầu ra dẫn đến thay đổi stock, cũng có thể hiểu là quá trình thêm/ giảm stock đó.

Trong ví dụ phòng gym ở trên, stock là số member, flow là quy trình thêm hội viên, hủy hội viên dẫn đến sự thay đổi stock.

 

7- Lợi dụng sức mạnh của system.

Việc lợi dụng và điều chỉnh yếu tố đòn bẩy là yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề trong system thinking.

Theo tác giả, khi giải quyết vấn đề có các chú ý sau:

  •  Các yếu tố tác động lên nhau không phải lúc nào cũng theo 1 tỉ lệ nhất định. Ví dụ, khi A và B thuận, không có nghĩa cứ A tăng lên 20% là B tăng lên 20%, tỉ lệ này có thể thay đổi tùy theo thời gian và đặc điểm của của A, B. Có những lúc A tăng 5% B có thể tăng 100%.
  • Hiệu ứng tuyết lăn khiến reinforce loop càng ngày càng mạnh. Bởi vậy để cản trờ đà tăng của các hiệu ứng xấu, cần chú ý thêm các yếu tố cản trở trong balancing loop.
  • Khi đưa ra cách giải quyết, phải để thời gian đủ dài để  theo dõi kết quả.

Theo tác giả, mỗi sự vật để thay đổi đều có độ trễ nhất định tùy theo số lượng stock. Stock càng nhiều, thay đổi diễn ra càng chậm. Vì vậy cần theo dõi kết quả của dự án đưa ra trong thời gian hợp lý, tránh gấp gáp, thay đổi phương pháp giải quyết ngay khi mới vừa kết thúc hành động.

  • Khi áp dụng một giải pháp, sự việc có thể diễn biến xấu một thời gian trước khi thực sự chuyển biến tốt.

Chẳng hạn như ở ví dụ phòng gym ở trên, để giải quyết vấn đề, nhà kinh doanh cần đầu tư thêm tiền vào sửa chữa và mua mới trang thiết bị . Trong thời điểm doanh thu giảm, việc đầu tư này có thể làm tăng thêm lỗ khiến cho tình hình kinh doanh có vẻ trở nên xấu đi trong một khoảng thời gian trước khi có thể quay đầu chuyển biến tốt.

Người đưa ra giải pháp phải nhận thức và chấp nhận được vấn đề này. Tránh đánh giá kết quả của giải pháp một cách vội vàng  .

—o0o—

Trên đây là những điểm mình rút ra được từ cuốn sách.

Sách gốc có khoảng 180 trang và có nhiều ví dụ minh họa rất sinh động về cách giải quyết vấn đề trong system thinking.Bạn nào quan tâm có thể tìm đọc để hiểu rõ hơn.

 

P/s Ví dụ phòng gym là ví dụ thực ở phòng gym tác giả đang theo tập, và theo tác giả,  để giải quyết vấn đề về member, cuối cùng phòng gym đã không tăng thêm máy móc tập gym mà xây dựng thêm một khu Onsen tắm nước nóng để thu hút các member có nhu cầu khác ngoài chỉ tập gym.

 

Add a Comment

Scroll Up