5 vai trò chính của Scrum Master
- Loại bỏ trở ngại
Scrum Master nên bắt đầu mỗi ngày với câu hỏi “Tôi có thể làm gì để team của tôi thực hiện công việc của họ dễ dàng hơn?”. Một cách để có thể giúp họ là loại bỏ trở ngại để họ có thể làm việc một cách hiệu quả. Tuy nhiên Scrum Master không phải là vị trí quản lý nên cách để có thể loại bỏ trở ngại là ủy thác các trách nhiệm, hoạt động cho team để họ tự giải quyết các vấn đề của mình.
Scrum Master có nên loại bỏ các trở ngại không?
Câu trả lời là có, nhưng theo cách hỗ trợ team để họ có thể tự tìm ra cách giải quyết cho mình.
- Facilitate – Điều Phối
Facilitate nghĩa là làm mọi việc dễ dàng hơn.
Facilitation là thực hành chính của tất cả Scrum Master. Scrum Master có trách nhiệm điều phối tất cả những buổi họp trong Scrum. Đầu tiên, điều phối nghĩa là định nghĩa khung và trình tự cho việc thảo luận/trao đổi, chứ không phải nội dung trao đổi.
Người điều phối có trách nhiệm như khung chứ không tập trung vào nội dung trao đổi của team
- Anh ấy định nghĩa một mục đích rõ ràng và kết quả cho mỗi buổi họp trước khi bắt đầu.
- Anh ấy xem xét mục đích buổi họp và kết quả với người tham gia
- Anh ấy bắt đầu buổi họp với khởi đầu rõ ràng, thuận lợi
- Coaching – khai vấn
Coaching là môt trong những kỹ năng quan trọng nhất của Scrum Master.
Coaching nghĩa là khuyến khích sự tự nhận thức và tự thực hiện. Giúp mọi người tìm ra những giải pháp sáng tạo của riêng họ. Mở ra tiềm năng của mỗi người để tối đa hiệu suất của họ. Giúp họ học nhiều hơn là dạy họ.
Đó là lý do vì sao tạm dịch Coaching là Khai Vấn. Khai nghĩa là khai thông, là mở ra. Vấn là câu hỏi, cũng là tự vấn mình. Khai vấn nghĩa là thông qua câu hỏi để tự vấn mình, từ đó khai thông và mở ra những nhận thức mới cho bản thân. Trong quá trình Coaching, người Coach sẽ lắng nghe, đặt câu hỏi, phản hồi cho với mục đích là giúp họ tự tìm ra câu trả lời ở bên trong chính mình.
Có nhiều câu hỏi bạn có thể sử dụng trong coaching:
- Bạn muốn đạt tới/thay đổi điều gì?
- Điều gì quan trọng nhất với bạn lúc này?
- Làm việc tốt là như thế nào?
- Tiến độ bạn có thể làm?
- Bạn phải thay đổi gì để đạt được mục tiêu của mình?
- Bạn có thể làm điều gì khác biệt?
- Việc tiếp theo là gì?
- …..
- Bảo vệ team
Scrum Master cũng được xem như người bảo vệ cho team.
Ví dụ dễ thấy nhất là Scrum Master bảo vệ team bằng cách đảm bảo cho team không cam kết làm các công việc quá khả năng trong một sprint do áp lực đến từ một Product Owner.
Bảo vệ nhóm bằng cách ngăn các phiền nhiễu từ bên ngoài. Tuy nhiên, một người Scrum Master tốt cũng phải biết bảo vệ team tránh khỏi sự tự mãn.
5. Đảm bảo chắc chắn Scrum team hiểu và làm theo quy trình.
SM là một chuyên gia Scrum và Agile và tin tưởng thực sự rằng Agile và Scrum là con đường đúng đắn để thành công.
Chuyên gia Agile bao gồm khả năng phổ biến giá trị Scrum đơn gian và áp dụng chúng vào môi trường khác nhau.
Nguồn tham khảo:
– Sách “The Great Scrum Master”