Những hiểu lầm phổ biến về vai trò của Scrum Master trong dự án Agile

Chúng ta dễ dàng để nhìn thấy vai trò, trách nhiệm của Product Onwer, Developer và Tester trong dự án Scrum. Công việc của Product Owner trong dự án là trao đổi với khách hàng, định nghĩa vision của sản phẩm và chịu trách nhiệm về yêu cầu sản phẩm. Development team là đội sản xuất hay nhóm phát triển chịu trách nhiệm chuyển đổi các yêu cầu thành chức năng của hệ thống.

Scrum Master không phát triển sản phẩm, không quản lý tiến độ và nhân sự.

Vậy Scrum Master có vai trò gì trong dự án?

Phần lớn team không nhìn thấy giá trị của Scrum Master trong dự án. Scrum Master là vai trò bị đánh giá thấp nhất trong Scrum và Agile và họ cố gắng kết hợp vị trí Scrum Master với Developer hoặc Tester. Sự kiêm nhiệm này thậm chí để tiết kiệm nguồn lực cho dự án. Trong môi trường như vậy, Scrum Master thường đóng vai trò như là thư ký của team và được coi là chi phí thêm vào của dự án. Một hiểu lầm phổ biến nữa của vai trò Scrum Master là mọi người mặc định vị trí Scrum Master có bởi vì công ty đang áp dụng Scrum.

Mục đích của bài viết này nhằm chia sẻ với mọi người những hiểu lầm phổ biến về vai trò của Scrum Master trong dự án để mọi người có hiểu biết tốt hơn về vai trò Scrum Master.

  1. Scrum Master như là thư ký của dự án

Trong vai trò thư ký, Scrum Master đảm nhiệm rất nhiều công việc hành chính của team như cập nhật Sprint backlog, chuẩn bị tất cả các event (daily, planning…), ghi biên bản trong mỗi buổi họp, nhắc nhở team về lịch biểu và deadline của sprint…

  1. Scrum Master như là cảnh sát quy trình

Scrum Master cố gắng để team áp dụng đúng các quy tắc trong Scrum. Điều này dẫn đến team phải tuân thủ tất cả các quy tắc một cách máy móc và cứng nhắc. Nếu như team không hành động theo quy tắc và hướng dẫn thì họ làm sai.

  1. Scrum Master như là một siêu anh hùng

Trong vai trò này, Scrum Master phải giải quyết tất cả những khó khăn và trở ngại của team.

Thực tế việc giải quyết vấn đề là trách nhiệm của cả team. Scrum Master có trách nhiệm đảm bảo tất cả các vấn đề được team trao đổi và giải quyết.

Kết luận:

Đây là những hiểu lầm phổ biến về vai trò của Scrum Master.

Mục đích của Scrum Master là xây dựng và duy trì một nhóm hiệu suất cao.

Scrum Master được coi như dầu bôi trơn đảm bảo các bánh răng của nhóm quay với tốc độ hiểu quả tối ưu. Do đó việc xây dựng team tự quản và đem thi hành “sự tự quản” là mục tiêu quan trọng nhất của Scrum Master. Tự quản giúp team chủ động và tự đưa ra quyết định. Tự quản là khía cạnh quan trọng của team hiệu suất cao. Nó cung cấp cơ hội để cải thiện quy trình, giao tiếp và sự kết hợp. Nếu thay vào đó Scrum Master tập trung vào những trách nhiệm khác thì cuối cùng họ sẽ trở thành thư ký, tư vấn, quản lý hoặc chỉ là người thừa trong team.

Nguồn tham khảo:

– Sách “The Great Scrum Master”

– https://www.scrum.org/resources/blog/8-stances-scrum-master

Add a Comment

Scroll Up