Giới thiệu The Lean Startup (Eric Ries)
Cuốn sách The lean startup ra đời từ năm 2011 và đã gây được tiếng vang lớn không chỉ trong giới startup mà còn thu hút được sự quan tâm từ giới nghiên cứu (ví dụ Havard Business School) vì lối tư duy mang tính cách mạng của Eric Ries.
Cuốn sách viết về việc “khởi tạo doanh nghiệp mới, tái tạo doanh nghiệp cũ”, nhưng không chỉ trang bị logics mới tối cần thiết cho một doanh nhân, mà cũng rất bổ ích cho những người phải vận dụng “tư duy sản phẩm” trong công việc hàng ngày như tôi. Cũng chính từ “tư duy sản phẩm”, tôi muốn đưa ra lời giới thiệu cho cuốn sách theo cách nhìn riêng của mình.
I) Những điều “kém thú vị” hằng ngày lại quan trọng hơn
Không ít người đi làm, kể cả tôi từng có ảo tưởng rằng chỉ có mình là phải phải đối mặt với nhiều tác vụ tưởng chừng như lặp đi lặp lại và không mấy thú vị trong công việc (đọc tài liệu, review code, họp rút kinh nghiệm, fix bug, báo cáo ngày …), còn đâu đó bên Tây hay gần hơn, có nhiều môi trường làm việc đáng mơ ước trong đó cả văn phòng hằng ngày làm những công việc đầy thú vị với đam mê và năng lượng dồi dào! Chẳng phải thỉnh thoảng media, Internet lại đăng tải những câu chuyện thành công vang dội, những trường hợp start up thần kỳ tay trắng làm nên … hay sao?
Còn đây là sự thực mà với tư cách người trong cuộc (tham gia trực tiếp làm việc hoặc tư vấn rất nhiều startups), Eric Ries đã trải lòng trong phần giới thiệu của cuốn sách:
“Có cả một ngành công nghiệp theo kiểu kể chuyện thần thoại luôn nỗ lực để nhồi nhét vào đầu chúng ta câu chuyện đó, nhưng bây giờ tôi đành tin rằng đó là lời dối trá …. Cho tới nay, đã từng làm việc với hàng trăm doanh nhân, tôi đã tận mắt trông thấy khởi đầu hứa hẹn dẫn đến kết cục thất bại thường xuyên ra sao. Thực tế tàn nhẫn là hầu hết các vụ khởi nghiệp đều thất bại ….
Thế nhưng câu chuyện về việc đeo bám đến cùng, về các thiên tài sáng tạo cùng lao động vất vả vẫn còn đó. Tại sao nhiều người lại tin câu chuyện này như vậy? Tôi nghĩ có điều gì đó vô cùng lôi cuốn nơi câu chuyện đổi đời thời hiện đại này. Câu chuyện khiến thành công dường như là điều không thể không xẩy ra, chỉ cần bạn làm đúng những thứ cần làm. Câu chuyện cũng hàm ý những quyết định nhàm chán, những lựa chọn cá nhân nho nhỏ không thành vấn đề …
Sau hơn chục năm kinh doanh, tôi đã dần loại bỏ được lối suy nghĩ đó. Tôi đã học hỏi được từ cả thành công lẫn thất bại của mình và của người khác rằng chính những điều kém thú vị mới đóng vai trò quan trọng bậc nhất.”
II) Value over productivity
Trong chương đầu tiên: Start, Eric đã thể hiện rõ quan điểm rất Agile, rất Value-Oriented (hướng giá trị) của mình, quan điểm mà Eric lấy làm nền tảng cho các khái niệm quan trọng nhất của Lean start up sẽ được triển khai trong các chương kế tiếp của cuốn sách: Validated-learning, Build-Measure_Learn, tuning engine: pivot or persevere? …
Qua nhiều ví dụ được Eric dùng để minh hoạ, thông điệp quan trọng bậc nhất của chương đầu tiên là: Hãy phân biệt rõ ràng và đừng nhầm lẫn giữa Năng suất (productivity) với Giá trị (value). Chính sự nhầm lẫn này đã khiến nhiều startup rất tiềm năng sụp đổ mà không có lấy một dấu hiệu báo trước.
Hy vọng đã cung cấp được cho bạn một cái nhìn sơ lược về The Lean startup, và hy vọng có thêm nhiều bạn đồng hành áp dụng “tư duy sản phẩm” trong công việc ?