DON’T FIX IT

Đây là một bài viết mình cho là khá hay giải thích cách nghĩ của người Nhật về HoRenSo cũng như các lợi ích của phương pháp này trong môi trường làm việc ở Mỹ, bản dưới đây chỉ là bản tóm tắt

ĐỪNG TỰ SỬA

 

 

Trong buổi training về phương thức quản lý kiểu Mỹ và cách quản lý người Mỹ hiệu quả nhất, khi đươc hỏi về các khó khăn gặp phải, các kỹ sư Nhật Bản được công ty phái sang quản lý nhà máy ở US thường đưa ra ý kiến sau:

“Nếu như máy móc không hoạt động bình thường, người Mỹ thường cố để tự sửa, họ luôn tự cho rằng việc sửa chữa đó là rất đơn giản và có thể tự làm được. Việc này có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng sau này. Thay vì cố để sửa chữa, tôi hi vọng họ có thể báo cáo lại vấn đề để chúng tôi nghiên cứu cách giải quyết.”

 

Ý kiến này luôn được sự đồng thuận của những người tham gia khác.

 

 “Một lần sửa đơn giản có thể che đi các vấn đề lớn, khiến các vấn đề này không lộ ra cho tới bước sau của dự án.Hơn nữa, nếu hỏng hóc này bị sửa, mọi biểu hiện ban đầu sẽ mất đi, vì vậy sẽ khó khăn hơn để tìm ra nguyên nhân mà nếu chúng ta không tìm ra nguyên nhân nguyên phát, vấn đề có thể tái diễn hết lần này đến lần khác.Tại sao người Mỹ lại muốn tự sửa nhỉ.”

 

Hệ thống Horenso

 

Phương thức giải quyết vấn đề của người Nhật có thể được biểu hiện bằng 3 chữ Horenso ( Ho là hokoku, có nghĩa là report; Ren là renraku có nghĩa là liên lạc; So là sodan có nghĩa là hỏi ý kiến).Theo phương thức này, khi hệ thống có vấn đề, đầu tiên công nhân phải báo cáo lên cấp trên chứ không phải là tự sửa.Sau đó , họ phải liên lạc với những người có liên quan để cùng hợp tác giải quyết.Thay vì cho rằng họ có thể tự sửa chữa vấn đề, họ nên hỏi ý kiến những người khác để xin lời khuyên.

 

Không chỉ cho công nhân cổ xanh.

 

Khi đọc những dòng trên, có lẽ bạn sẽ nghĩ Horenso là cần thiết chỉ với những công nhân trong nhà máy, những người làm việc với hệ thống máy móc đắt tiền.Trên thực thế, thực hiện Horenso là việc cần làm cho cả các kỹ sư và người quản lý làm việc với người Nhật.

 

Một lần, tác giả có dịp tham gia một buổi họp tổng kết rút kinh nghiệm sau khi đưa ra sản phẩm mới của một công ty Nhật ở Mỹ.Theo đó, vấn đề lớn nhất người Nhật gặp phải là người Mỹ không chịu chia sẻ tất cả các vấn đề và cách giải quyết với họ, hay nói một cách khác là “không đủ Horenso”. Hoặc giả, nếu có báo cáo vấn đề, người Mỹ chỉ nói ngắn gọn có một câu “đã được sửa”. Các quản lý người Nhật muốn biết tất cả các chi tiết dù là nhỏ nhất của vấn đề, và muốn biết chính xác nó đã được sửa như thế nào.Với người Mỹ, họ không hiểu được tại sao người Nhật không dành thời gian cho việc khác mà cứ phải chăm chú vào vấn đề đã được người Mỹ sửa xong rồi, vì vậy, họ không báo cáo tất cả các vấn đề như người Nhật mong muốn để tiết kiệm thời gian.

 

Với người Nhật, có bốn lý do chính để họ làm như vậy

–          Thứ nhất, vì người Mỹ không báo cáo một vài vấn đề, họ dành khá nhiều thời gian nghiên cứu vấn đề mà người Nhật đã phát hiện ra ở các sản phẩm trước.

–          Thứ hai, Theo người Nhật, tri thức của con người bắt nguồn từ sách vở, kinh nghiệm, nghiên cứu của bản thân và được truyền thụ từ những người đi trước.Khi một người bắt tay vào giải quyết vấn đề mới, họ thường bắt đầu từ tra cứu sách vở, nhưng cách giải quyết theo sách vở thường cứng nhắc và khó áp dụng ngay trong môi trường thực tế.Điều này có thể được bù đắp bằng cách hỏi xin ý kiến của người đi trước, những người có vài thập kỷ kinh nghiệm giải quyết đủ loại vấn đề kỹ thuật.Tất nhiên phương pháp xin trợ giúp xung quanh không phải lúc nào cũng có hiệu nghiệm, nhưng việc tổng hợp nhiều ý kiến cho bạn nhiều lựa chọn hơn, và biết đâu trong đó có những phương pháp tốt hơn phương pháp bạn tự nghĩ ra.Với việc yên lặng giải quyết công việc một mình, bạn đang bỏ qua cơ hội tìm ra cách giải quyết toàn vẹn hơn.

–          Thứ ba, dù người Mỹ đã “sửa” một vài vấn đề, nhưng việc sửa chữa đó có thể chỉ ở bề ngoài.Vấn đề được che đi cho đến khi nó quay trở lại, dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng hơn, mất nhiều thời gian và tiền bạc hơn để giải quyết.

–          Thứ tư,việc không được thông báo đầy đủ khiến người Nhật  lo lắng mình không nắm được toàn bộ tình hình trong công ty, vì vậy trong project tiếp theo, họ có xu hướng không, giảm bớt quyền tự quyết của người Mỹ, tăng thêm kiểm soát, bắt báo cáo từng chút một tránh người Mỹ tự ý quyết định  bất cứ điều gì

 

Đừng trở thành con sói cô độc

 

Việc sử dụng HoRenSo để giao tiếp trong công việc nhìn có vẻ tốn thời gian, nhưng nó có thể tăng thêm sự tin tường vào khả năng quyết định sự việc của bạn trong mắt người Nhật và nhận được nhiều quyền hạn từ cấp trên hơn tự giải quyết vấn đề một mình.

 

 

Link nguồn :

http://www.japanintercultural.com/en/news/default.aspx?newsID=169

Add a Comment

Scroll Up