giao tiếp text hiệu quả hơn với CREC (bài dịch)

Dịch từ bài gốc: https://yopps.jp/freelance-crec/, một bài giới thiệu phương pháp viết theo cấu trúc CREC để truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả

Tôi là người không giỏi nói, nhiều khi trong công việc cũng như khi nói chuyện với bạn bè tôi không diễn đạt được đúng ý mình muốn.

Hiện tại, tôi đã chuyển sang công việc Freelance, đồng thời tôi cũng viết các bài blog với mục đích chia sẻ những thông tin có thể là hữu ích cho các bạn có cùng quan tâm đến việc chuyển sang làm độc lập/ freelance. Viết để chia sẻ như vậy thì có phương pháp viết nào giúp truyền đạt hiệu quả không nhỉ? Sau khi tự tìm hiểu, tôi thấy một phương pháp gọi là CREC. Qua đây, tôi muốn tóm tắt và cũng là để bản thân tự đào sâu về phương pháp này.

Cách truyền đạt CREC là gì?

CREC là các chữ đầu của những câu sau

  • C:Conclusion(Kết luận)
  • R:Reason(Lý do)
  • E:Evidence (Bằng chứng/ ví dụ cụ thể cho Lý do)
  • C:Conclusion (Kết luận)

Trước tiên, nói Kết luận, sau đó trình bầy Lý do.

Sau khi trình bầy về Lý do, ta đưa ra các bằng chứng hoặc ví dụ cụ thể để làm tăng sức thuyết phục cho Lý do ấy, và sau cùng là kết lại bằng Kết luận. CREC là cấu trúc như vậy. Thực tế, tôi cũng có nhiều kinh nghiệm tạo các Landing page và thấy cấu trúc này khá là thuyết phục.

Đương nhiên khi nói chuyện với bạn bè hay trong giao tiếp hằng ngày thì ta không cần đến hẳn một cấu trúc như vậy, tuy nhiên khi nêu một giả thuyết nào đó hay khi viết blog, viết bài báo ngắn, thuyết trình trong công việc thì điều này lại trở nên cần thiết.

Chúng ta sẽ cùng áp dụng thử CREC xem sao nhé:

C:Conclusion( Kết luận )

Phần mềm Cloud accounting rẻ và tiện

R:Reason(Lý do)

Bởi vì công cụ này tự động giúp phân loại, quản lý những chi phí hằng ngày và hoá đơn

E:Evidence ( Bằng chứng/ ví dụ cụ thể )

Thay vì phải tự tổng hợp bằng tay vào bảng thu chi, việc tự động hoá khiến ta hoàn toàn không tốn thời gian hay công sức gì cả.

Ví dụ, giả sửa mỗi cuối tháng ta dành 2h giờ đồng hồ để thống kê và tổng hợp chi tiêu trong tháng.

12 tháng là ta tốn 24h. Dùng Cloud accounting thì hầu như tự động phân bổ các khoản chi tiêu sẵn sàng rồi, vì thế ta chỉ cần tốn khoảng 10 phút mỗi tháng để xác nhận và điều chỉnh lại. 12 tháng thì mất 120 phút = 2h.

Giả sử lương theo giờ của bạn là 1000 yên (tính rẻ) thì như vậy bạn cũng tiết kiệm được 22h tương đương với 22000 yên rồi. Trong khi đó chi phí cần bỏ ra để sử dụng Cloud accounting phiên bản cho cá nhân là khoảng trên dưới 10000 yên.

C:Conclusion( Kết luận)

Như vậy có thể thấy, Cloud accounting không những là một công cụ tiện lợi giúp ta tiết kiệm thời gian công sức mà nó còn là khoản đầu tư “có lãi” nữa.

Ngoài ra còn nhiều phương pháp diễn đạt khác nữa

Tôi có nghiên cứu sơ sơ thì ngoài CREC ra, còn có khá nhiều phương pháp khác nữa: Để kết luận đến tận cuối cùng (Climax), chọn ra đúng 3 điểm (Mac Kinsey), Loại trừ cảm tính các lựa chọn khác (Double bind), Không trực tiếp nói lên chủ kiến mà  dùng các câu hỏi để dẫn dắt đối phương tự đi đến kết luận (Socratic strategy), So sánh với người khác và tạo cảm giác đối phương là người đặc biệt (Only you), Tạo cảm giác Cơ hội chỉ đến lần này (Limit sale/Viewer warning/ Cấm chỉ), Đọc ngược (Caligula) ….. (trên Web thì không khả thi) Khi giao tiếp trực tiếp thì bắt chước đối phương, qua đó ngầm tạo tâm lý tin cậy (Mirroring)…

Hy vọng bạn cũng như tôi, bước đầu hiểu rằng để viết hiệu quả thì cần dùng đến phương pháp, và CREC là một trong những phương pháp cơ bản mà lại dễ áp dụng phải không ạ 🙂

Chúc các bạn viết hiệu quả!

Add a Comment

Scroll Up