Đường tới Sư Tượng – Thủ, Phá và Ly

Giới thiệu

“Thủ ly phá” (Chữ Hán: 守破離) là một khái niệm trong võ đạo Nhật Bản, nó mô tả các giai đoạn trưởng thành từ khi học tới sáng tạo. Khái niệm này không chỉ áp dụng trong võ thuật mà còn được áp dụng trong những ngành khác như Cờ Vây (囲碁) hay Scrum (một loại khung làm việc, thường dùng trong phát triển phần mềm)

Giải thích từ ngữ

“Thủ ly phá” được dịch sang tiếng Anh là “first learn, then detach, finally transcend” (theo Wikipedia)

Đây là ba chữ Hán Nhật mà người Việt có thể hiểu sâu hơn, không cần dịch hay hiểu vòng qua tiếng Anh.

  • Thủ (守), nghĩa là “tuân thủ” (những kiến thức được (thày) dạy lại),
  • Phá (), nghĩa là “phá cách”, rời khỏi những khái niệm truyền thống,
  • Ly () nghĩa là “rời khỏi” theo nghĩa của chữ “ly” trong “ly khai”.

Tư tưởng cơ bản – Các quá trình học tập

Martin Fowler mô tả ShuHaRi nhưng một cách chúng ta học các kỹ thuật và phương pháp.

Ví dụ, việc hiểu Scrum như một quá trình học (learning), quá trình này được mô tả như sau:

Giai đoạn 1 – “Thủ”: Ở quá trình này, học sinh tuân thủ chặt chẽ và làm chính xác theo sự hướng dẫn của thày. Việc tập trung và những công việc nhỏ quan trọng hơn việc hiểu lý thuyết đằng sau những công việc đó. Tóm lại, trong giai đoạn này, trò (chỉ) học thày theo đúng cách mà thày dạy để chuẩn bị cho bước tiếp theo.

Ở giai đoạn 2 – “Phá”, người thày lùi lại để trò chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức từ thày khác, thực hành và khám phá để hiểu những nguyên tắc và lý thuyết mà anh đã đã thu được ở giai đoạn 1 và cho tới nay.

Trong giai đoạn 3 – “Ly”, trò rời khỏi thày, không học từ nguồn/thày mà tự học chính từ sự thực hành của anh ta. Anh ta tự sáng tạo cách tiếp cận cho chính mình dựa trên những tình huống của chính mình.

Nói cách khác, giai đoạn 1 là sự “bắt chước”, giai đoạn 2 là sự vận dụng những kiến thức đã học (của người khác) thành kiến thức của mình và giai đoạn ba là sự thoát khỏi những khuôn mẫu có sẵn quá trình tự chủ sáng tạo giá trị phù hợp với chính mình.

Nhìn sang Trung Quốc: Địa – Nhân – Thiên

Wushu (武術) – một môn võ thuật Trung Hoa – mô tả ba giai đoạn học từ cơ bản đến cao cấp:

Địa (地): Cơ bản,

Nhân (人): Sẵn sàng học,

Thiên (天): Thoát, không bị ràng buộc.

Đối chiếu với các cấp độ nhận thức của Bloom

Thang cấp độ tư duy theo mô hình Bloom được chia thành các mức sau:

  1. Nhớ (Remembering)
  2. Hiểu (Understanding)
  3. Vận dụng (Applying)
  4. Phân tích (Analyzing)
  5. Đánh giá (Evaluating)
  6. Sáng tạo (Creating)

Đối chiếu các cấp độ này với 3 giai đoạn ShuHaRi là một sự so sánh thú vị. Rõ ràng, Nhớ (Thủ) là việc đầu tiên phải làm để đạt tới cấp độ cao nhất là Sáng tạo – tạo ra những giá trị mới chưa từng có. Ngoài ra, 3 mức độ Thủ-Phá-Ly chờm vớ 6 mức độ tư duy ở trên. Ví dụ, “Đánh giá” sẽ nằm đâu đó giữa hai mức “Phá” và “Ly”.

Shuhari và Agile/Scrum

Bản chất của Agile là quá trình “học”, tức là thích nghi, điều chỉnh liên tục. Với một đội Scrum mới, họ có thể học, áp dụng và sáng tạo Scrum như cách mà Shuhari mô tả. Tất nhiên, đây không phải là cách duy nhất nhưng nó là cách tiếp cận rất Nhật Bản mà chúng ta có thể thử nghiệm.

Cũng nên nói thêm, khung làm việc Scrum cho việc phát triển sản phẩm được giáo sư Nonaka (người Nhật, cũng chính là người sáng tạo mô hình quản lý tri thức SECI) đề cập lần đầu trong tài liệu “The New New Product Development Game” được đăng trên Havard Business Review năm 1986.

Tham khảo

  1. https://www.scrumalliance.org/community/articles/2011/may/scrum-from-student-to-master
  2. http://en.wikipedia.org/wiki/Shuhari
  3. https://hbr.org/product/new-new-product-development-game/an/86116-PDF-ENG

Add a Comment

Scroll Up