Review sách: “Tư duy nhanh và chậm”

Khi bạn nghĩ về bản thân, bạn cho rằng mình là một thực thể tỉnh táo có lý trí, có logic, có khả năng lựa chọn và ra quyết định dựa trên các quy tắc rõ ràng. Đúng, nhưng đó chỉ là một nửa sự thực.

Tác giả: Daniel Kahneman, giải Nobel kinh tế năm 2002, một trong những nhà tâm lý học lỗi lạc nhất đương thời!

Khái quát: Điều tôi thu nhận được từ cuốn sách là tác giả đã vạch rõ cho chúng ta các hạn chế trong tư duy  của con người. Tệ hơn nữa, chúng ta không ý thức được về các hạn chế nằm ngay trong bản chất cách mà chúng ta tư duy hay ra quyết định hằng ngày. Sự xuất sắc của Kahneman nằm ở chỗ ông đã đi sâu vào và chỉ rõ cấu trúc nội tại của tư duy, từ đó triển khai các nghiên cứu chứng minh cách mà cấu trúc này hoạt động.

Một chút lý thuyết:

Phát hiện kinh ngạc của Kahneman là dường như trong chúng ta có hai kẻ tư duy khác nhau, chứ trong ta không phải là một chủ thể tư duy duy nhất. Hai kẻ này gần như ngược nhau, kẻ thì khoẻ, chăm nhưng ẩu (tư duy nhanh — nghĩ nhanh), kẻ thì lười, chậm nhưng chắc (tư duy chậm — nghĩ sâu)

Screen Shot 2018-08-14 at 5.19.16 PM.png

Ngắn gọn thì (tư duy nhanh của người viết đang chiếm ưu thế 🙂 ), ta có thể nôm na như thế này: Hình dung mọi tư duy đều cần duy trì sự tập trung, thế thì những tư duy chỉ yêu cầu tập trung <= 3 giây –> tư duy nhanh, ngược lại những tư duy đòi hỏi tập trung suy nghĩ liên tục >=30 giây –> tư duy cẩn thận. Tôi gọi nôm hai thứ này là nghĩ nhanh và nghĩ sâu.

Vấn đề:

Nghĩ sâu thì mệt đầu, nên ai cũng tối đa hoá nghĩ nhanh, chỉ nghĩ sâu khi thực sự bị ép buộc (tự mình ép mình hoặc bị người khác ép). Và thiết lập mặc định của homo sapiens là luôn “tối thiểu hoá nỗ lực” (tâm trí)

Con người luôn tự nhận họ là kẻ có ý thức, có đức tin, luôn suy nghĩ chín chắn để lựa chọn và quyết định, nhưng thực tế nghiên cứu cho thấy con người có xu hướng nghĩ nhanh, cảm tính và đầy chủ quan. Chính vì thế, con người thường xuyên phạm sai lầm, như một nhà hiền triển cổ nói

“người ta phạm sai lầm không phải vì biết là mình dốt mà vì tự cho là mình giỏi”,

hay nói như Daniel Ariely, con người khá thường xuyên hành động “phi lý trí” (predictably irrational)

Một ít ví dụ/ tổng hợp:

  • Nghĩ nhanh là để tồn tại, nghĩ sâu là để tự chế (tự kiềm chế bản thân, tự chủ)
  • Nhìn và lập tức biết bạn/thù là do nghĩ nhanh, gặp bạn và lập tức nói họ gầy/béo là nghĩ nhanh, nhưng phải nghĩ sâu thì mới trả lời được câu hỏi cũng người bạn ấy thiếu hay thừa cân?
  • Trả lời các câu hỏi đồng ý hay không đồng ý dễ hơn nhiều việc trả lời các câu hỏi mở, các survey dùng câu hỏi mở thường bị để trống ko có ai trả lời
  • Ra phán quyết đồng ý/ không đồng ý thì đơn giản hơn là đưa ra options (cần nghĩ sâu để tìm hiểu) nên đi tổ chức du lịch ở đâu
  • Đưa ý kiến trên bàn nhậu thì dễ hơn nhiều đưa ý kiến trong cuộc họp, phàn nàn thì dễ hơn đưa ý tưởng cải tiến
  • Tự động đưa tay ra khi có người đưa ta tờ rơi quảng cáo
  • Trong các cuộc họp lên kế hoạch, chia nhỏ task, gán thứ tự ưu tiên, quyết định milestone, những người nghĩ sâu chóng mệt thường có hai hướng lẩn trốn tâm lý: Rút lui vào im lặng và lướt face theo thói quen (chỉ nghĩ nhanh), hoặc sa đà vào các tranh cãi tiểu tiết về quá khứ hoặc quan điểm cá nhân, quên phứt hướng đến mục đích cuộc họp
  • Like một bức ảnh (nghĩ nhanh) trên face thì dễ hơn là comment một bài viết. Comment một cái ảnh thì dễ hơn là comment trên cơ sở đã đọc và hiểu ý tác giả (cần nghĩ sâu)
  • Thực tế là trong một cuộc cãi vã, các bên tham gia đều chỉ nghĩ nhanh nhưng đồng thời tin rằng họ đang rất logic
  • Càng tập trung vào các tác vụ đòi hỏi phân tích, tính toán, thống kê, tổng hợp (nghĩ sâu), năng lượng tâm trí càng dễ sụt giảm và theo đó ta càng khó tự chủ, tự chế hơn (dễ dàng quát con hay tìm và ăn các thứ junk food trong lúc đầu óc căng thẳng chặng hạn)
  • Càng mất tự chủ/ mất bình tĩnh càng rơi vào nghĩ nhanh
  • Lợi dụng đặc tính “không thể tắt đi” của nghĩ nhanh, các nhà tâm lý học có thể đưa ra các tình huống trong đó 2 kiểu tư duy này xung đột với nhau:

Screen Shot 2018-08-15 at 10.59.06 AM.png

Hy vọng qua bài này, nếu chưa biết thì phần nào bạn đọc đã hình dung được về hai khái niệm Nghĩ nhanh (System 1) và Nghĩ sâu (System 2) của Tâm lý học hiện đại 🙂

Cảm nghĩ:

Khi bạn nghĩ về bản thân, bạn cho rằng mình là một thực thể tỉnh táo có lý trí, có logic, có khả năng lựa chọn và ra quyết định dựa trên các quy tắc rõ ràng.

Đúng, nhưng đó chỉ là một nửa sự thực. Tâm lý học từ lâu đã chỉ ra không phải lúc nào bạn cũng sắm vai thực thể tỉnh táo ấy. Thực thể ấy có tồn tại “bên trong” bạn nhưng không hoàn toàn là bạn. Nó được tâm lý học gọi là System 2. Và mặc cho System 2 nghĩ rằng nó là ta và nó quyết định mọi việc ta làm, nhưng thực tế ngược lại.

Có một thực thể khác “bên trong” nữa, gọi là System 1, và chính System 1 mới là kẻ xuất hiện thường trực và trước tiên trong hầu hết mọi tình huống. Không may System 1 không được logic lắm và có nhiều hạn chế cố hữu, vì thế System 1 thường vừa là anh hùng vừa là tội đồ.

 

Add a Comment

Scroll Up