Giới thiệu về Landing Page
Chắc hẳn chúng ta đã nghe nhiều đến khái niệm Landing page. Vậy Landing page là gì? Cấu trúc ra sao? Hỗ trợ các chiến dịch quảng cáo như thế nào? Thì chắc hẳn không phải ai cũng nắm bắt được.
Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho mọi người những hình dung sơ lược nhất về Landing page và những đặc điểm của nó.
TOPIC1: LANDING PAGE OVERVIEW
Landing Page là gì? Khác biệt gì so với các trang web thông thường?
Trong Digital Maketing, Landing Page là một trang web độc lập, được tạo riêng cho một chiến dịch maketing hoặc quảng cáo trên các SNS như: Instagram, Twitter hoặc những nơi tương tự trên web.
Không giống như các trang web, thường có nhiều mục tiêu và khuyến khích khám phá, các landing page được thiết kế với một trọng tâm hoặc mục tiêu duy nhất, được gọi là kêu gọi hành động (viết tắt là CTA).
Chính trọng tâm này khiến các landing page trở thành lựa chọn tốt nhất để tăng tỷ lệ chuyển đổi trong các chiến dịch maketing và giảm chi phí đạt được khách hàng tiềm năng hoặc bán hàng.
Landing page nhằm mục đích gì?
Mục đích của trang đích là mở rộng thông điệp của quảng cáo hoặc liên kết và thuyết phục khách truy cập “chuyển đổi” thành khách hàng bằng cách thực hiện một hành động cụ thể.
Có những loại landing page nào?
Có 5 loại landing page như dưới đây.
- Squeeze page
Đây là một trang đích được tạo ra nhằm mục đích thu thập địa chỉ e-mail từ khách hàng tiềm năng hay người đăng ký. Đổi lại sẽ cung cấp cho họ các dịch vụ miễn phí như là: dùng thử miễn phí, download e-book miễn phí v.v.
Loại landing page này rất hay được các start-up công nghệ sử dụng để xây dựng danh sách e-mail khách hàng tiềm năng nhằm mục đích quảng cáo.
- Long-form landing page
Hay còn được gọi là thư chào hàng. Đây là loại LP mô tả tập trung vào lợi ích của sản phẩm, mô tả chi tiết từng phần của offer nhằm mục đích thuyết phục khách hàng thực hiện các hành vi chuyển đổi. Long-form landing page yêu cầu cách viết hấp dẫn với các ngôn từ thu hút để tăng thời gian khách hàng ở lại page. Do thời gian khách hàng ở lại càng lâu thì cơ hội họ thực hiện chuyển đổi càng cao. Thông thường số lượng từ trong một trang này rơi vào trung bình 7000 từ và đan xen nhiều yếu tố kể chuyện nhằm lôi cuốn khách hàng.
- Click-through landing page
Đây là trang đích cung cấp một lượng vừa phải thông tin về sản phẩm nhằm mục đích thuyết phục khách hàng click để chuyển sang một trang đích khác. Trang này có nhiệm vụ “warm-up” khách hàng cho tới khi họ quyết định mua sản phẩm.
Trang này không cần quá dài và chi tiết nhưng phải cung cấp đủ cho khách hàng lý do tại sao họ nên mua sản phẩm; tối thiểu phải bao gồm heading, danh sách các lợi ích, môt vài hình ảnh trực quan (hoặc video) và button kêu gọi hành động.
Trang landing page này phù hợp với đối tượng khách hàng quan tâm đến việc mua sản phẩm nhưng lại bị tâm lý ám ảnh và áp lực bởi nút mua hàng. Thông qua trang này khách hàng có thể nắm được thông tin về sản phẩm mà không phải chịu áp lực của việc nhấn nút “Mua hàng”.
- Product details page
Trang chi tiết về sản phẩm tồn tại trên trang web chính của doanh nghiệp. Các trang này cung cấp tất cả thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ. Khách truy cập có thể đọc tất cả thông tin về sản phẩm và hoàn tất việc mua hàng hoặc liên hệ với đại lý bán hàng để tìm hiểu thêm.
Hầu hết các trang LP không có điều hướng ra khỏi trang nhưng trang này thì khác. Nó có thể bao gồm điều hướng ra bên ngoài, hay nó có thể bao gồm một menu website. Loại LP này thường chứa ảnh của sản phẩm cũng như thông tin chi tiết quan trọng liên quan đến offer mua hàng.
- Video landing page
Ngay cái tên đã cho chúng ta mường tượng ra đây là loại LP như thế nào. Loại landing page này sẽ bao gồm chủ yếu là các video bán hàng. Do lấy video làm trọng tâm nên video thường nằm trog màn hình đầu tiên. Nó có thể chứa 1 video hoặc có thể có thêm các đoạn bài viết bổ sung.
Video phải giải thích giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ và tạo sự cường điệu cho nó. Video phải dài vài phút nhưng không quá dài khiến người xem mất hứng thú. Trang đích của video phải bao gồm tiêu đề và video.
Không có LP có thể đáp ứng hoàn hảo cho tất cả sản phẩm hay dịch vụ. Mỗi kiểu lại phục vụ cho mục đích, sản phẩm, hay nhóm khách hàng riêng. Tùy vào từng chiến dịch maketting, chiến dịch quảng cáo mà có thể lựa chọn ra kiểu LP phù hợp nhất.
(Còn tiếp)