Quảng cáo trên Twitter.
Chắc hẳn nhiều người thường nghe về quảng cáo Twitter nhưng trong các bạn đã có ai đã sử dụng chúng?
Chúng ta có thể sử dụng Twitter khi tổ chức những Campaign có quy mô lớn hoặc phát hành Coupon giảm giá chẳng hạn.
Thực tế thì số lượng người vận dụng cái này vẫn còn rất ít nên hôm nay tôi muốn giới thiệu khái niệm đơn giản về quảng cáo trên Twitter.
Mục đích của quảng cáo Twitter
Mục đích khi đăng quảng cáo Twitter là tăng số lượng follower, tăng số lượng tweet, giới thiệu quảng cáo với người sử dụng bên ngoài (không phải là follower) và phổ biến các thông tin tới người dùng.
Khi thực hiện Tweet của nhà quảng cáo vào timeline của user thì khi user access vào Twitter nó sẽ được hiển thị lên phần phía trên của timeline. Ngoài ra nhờ việc filter target nên có thể tập hợp lại những follower có xu hướng phù hợp với quảng cáo.
Hệ thống thanh toán
Quảng cáo Listing là thanh toán theo click (pay-per-click) còn quảng cáo Twitter là Engagement billing.
Trong Twitter, hành động Reply, Retweet, Favorite, Open được gọi là Engagement.
Quảng cáo Twitter cũng giống như quảng cáo Listing, chỉ hiển thị không thôi thì không được tính phí, chỉ khi nào thực hiện engagement thì mới được tính.
Mô hình Engagement billing với Twitter được mô tả đơn giản như sau:
Người dùng thực hiện engagement lần đầu tiên khi nhìn thấy quảng cáo Twitter trên Timeline của mình thì đại lý quảng cáo (nhà quảng cáo hay có thể gọi là Agency) phải trả tiền cho Twitter. Tất cả những hành động engagement từ sau trở đi của người dùng đó hoặc bạn bè của người đó đều được free.
Trong mô hình ví dụ trên, Twitter thu được lợi nhuận của nhà quảng cáo khi User A thực hiện Retweet. Giả sử số tiền nhận được là là 10$. Ở đây ta làm quen với cách tính CPE (Cost Per Engagement) và CPC (Cost Per Click)
【CPE】10$÷12 ENG=0.83 $
【CPC】10$÷4 CL=2.5 $
Interest targeting và keyword targeting
Khi đăng quảng cáo trên twitter có thể setting đối tượng người dùng mà quảng cáo hiển thị dựa vào interest graph. Twitter có khoảng 25 thể loại chính chia nhỏ thành 350 category.
Khi người dùng đăng tweet trên timeline có keyword trong keyword setting của quảng cáo thì quảng cáo đó có thể được hiển thị trên timeline của người dùng. Tweet có bao gồm keyword thì trong vòng 1 giờ sau khi tweet thì nó sẽ được targeting và trở thành đối tượng của targeting trong vòng 1 tuần.
Twitter Cards
Twitter Cards là hình thái hiển thị của quảng cáo dưới dạng hình ảnh hoặc ảnh động trên Timeline như là OGP của Facebook.
Phần chữ và hình ảnh trong khung đỏ trong ví dụ dưới đây được gọi là Twitter Cards.
Có 7 loại Twitter Cards: Summary Card, Large Image Summary Card, Photo Card, Gallery Card, App Card, Player Card, Product Card.
- 1. Summary Card
Summary Card là loại card default. Title, summary, thumbnail, thông tin account được hiển thị. Vì đây là loại card cơ bản nên trường hợp không chỉ định loại card nào thì sẽ thành Summary Card.
- 2. Large Image Summary Card
Format so với Summary Card thì không thay đổi gì ngoài việc có khả năng phóng rộng hình ảnh. Size của ảnh phải từ 280px×150px trở lên.
- 3. Photo Card
Photo Card sử dụng khi muốn cho xem ảnh. Nó có điểm giống với Large Image Card ở điểm chính là hình ảnh, tuy nhiên Photo Card sử dụng hình ảnh gốc. Vì thế khi muốn cho xem chiều dài, rộng nguyên bản của hình ảnh thì nên sử dụng Photo Card.
- 4. Gallery Card
Gallery Card có thể hiển thị 4 ảnh như kiểu gallery. Hình ảnh của Gallery Card đã bị thumbnail hóa giống như hình ảnh của Summary Card.
- 5. App Card
App Card là card hướng tới install cho các app. Loại card này là card chuyên dùng cho mobile nên không hiển thị trên máy tính.
- 6. Player Card
Player Card là loại card ảnh động có hình ảnh và âm thanh.
- 7. Product Card
Đây là loại card chuyên dùng cho các cửa hàng để giới thiệu và bán sản phẩm. Hình ảnh và thông tin chi tiết cũng như giá cả đều được thể hiện trên Product Card.
※Hình ảnh sử dụng trong bài viết không liên quan đến quảng cáo của khách hàng công ty chúng tôi.