Read Your Customers’ Mind – Honne and Tatemae
What are Honne and Tatemae/Honne-Tatemae là gì
Theo Wikipedia:
Honne and tatemae are Japanese words that describe the contrast between a person’s true feelings and desires (本音, bản âm) and the behavior and opinions one displays in public (建前, kiến tiền).
Japanese Culture/Văn hóa Nhật Bản
Honne và Tatemae là một trong những đặc trưng của văn hóa Nhật Bản.
Để hiểu và làm việc với những con người trên quốc đảo đặt thù này, việc hiểu thế nào, khi nào là Honne và khi nào là Tatemae là việc không thể không nỗ lực.
Thông thường, nếu không đạt được nhận thức ở mức này, bạn sẽ cảm thấy vất vả khi làm việc với người Nhật.
Uchi & Soto/Trong & Ngoài
Uchi (内) nghĩa là “trong”. Soto (外) nghĩa là ngoài. Người Nhật tự vẽ quanh mình một vòng tròn và phân những gì liên quan, gần hay hay là “trong” hay “ngoài”. Hành vi của họ dựa trên sự phân chia đó. Điều này khá tương tự ở Việt Nam.
Examples/Ví dụ
Trong nhóm dự án của tôi, thành viên dự án là người ở “trong”. Người cùng không ty nhưng khác bộ phận là “ngoài”.
Khi nói chuyện với đối tác thì người cùng công ty là người “trong”, còn đối tác, người ngoài công ty là người ngoài.
Understanding the Honne/Hiểu Honne
Với người Nhật, hiểu được Honne bắt đầu từ khái niệm Trong và Ngoài. Nói chung, khi được xác định là người trong, họ sẽ nói thật và thẳng. Thông thường, nếu một nhóm người cùng chia sẻ mục đích, họ sẽ tự xác định họ là “Uchi” trong mục đích đó. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu đó, trong nhóm vẫn tồn tại những nhóm nhỏ, mục tiêu nhỏ làm việc xác định honne khó khăn hơn.
Việc giấu Honne có lẽ cũng là một dân tộc tính của người Nhật dù nó liên quan mật thiết tới việc phân định Uchi và Soto.
Việc trình bày dài theo dạng quy nạp làm người nghe (đặc biệt là người nước ngoài) cảm thấy khó hiểu. Họ nói dài, trình bày từ nhiều khía cạnh, sử dụng những câu vô chủ (hoặc khó xác định chủ ngử), lật đi lậtlại vấn đề, nói giảm/nói tránh khiến việc hiểu Honne trở nên khó khăn hơn.
Những người Nhật ít làm việc trong môi trường đa văn hóa thường có những thói quen này. Việc hỏi quá thẳng đôi khi (tùy người) bị xem là thất lễ làm nản lòng những người thiếu kiên trì.
Nói zậy mà không phải là zậy
Điều này không chỉ đúng với người Nhật mà với cả người Việt. Đây là điểm chung của hai nền văn hóa. Gạt chuyện đúng sai sang một bên, nếu chỉ coi đây là thói quen diễn đạt thì có lẽ lời chuyên chung cho chúng ta là: Chấp nhận nó, tìm kiếm điểm chung và biết kiên nhẫn.
Conclusions/Kết luận
Để hiểu hơn về Honne, cách tốt nhất là thực hành giao tiếp qua cả kênh công việc và ngoài công việc, phá bỏ rào cản trong/ngoài, văn hóa, kéo gần đối phương về phía mình để đạt được sự đồng cảm và tạo cảm giác “chúng ta cùng chia sẻ mục đích”. Khi đó, chúng ta dễ nghe được Honne hơn.