70 Rules of SEPTENI-Hinerankai (phần 2)

Nguyên tắc 3: Hiểu rõ 2 loại phát triển: HỮU HÌNH và VÔ HÌNH

Để tạo dựng được công ty lớn mạnh, vĩ đại, trước tiên tôi đưa ra mục tiêu hữu hình “tăng doanh thu, tăng lợi nhuận” mà ai cũng có thể dễ dàng thấy được. Tuy nhiên, phát triển không chỉ có “phát triển hữu hình” mà còn có cả “phát triển vô hình” (khó nhìn được bằng mắt).

Trong tuyển tập của Yan Calson, một nhà kinh doanh nổi tiếng, có kể một câu chuyện về việc đẽo đá. Chuyện kể rằng có một vị lữ khách tình cờ gặp một người đang đẽo đá bên đường. Lữ khách liền tiến tới và hỏi “anh đang làm gì vậy?”

Người đó đáp: “Như anh thấy đấy, tôi đang đẽo đá”. Lữ khách tiếp tục hỏi một người khác cũng đang làm công việc tương tự và nhận được câu trả lời “Tôi đang xây dựng nền móng cho một thánh đường đẹp nhất thế gian”.

Từ câu chuyện trên có thể thấy, điều tối quan trọng là phải nghĩ xem “Chúng ta làm việc vì cái gì?“.

Nếu có những người cho rằng mặc dù không thích nhưng vẫn phải làm việc vì chẳng còn cách nào khác thì cũng có người có quan điểm làm việc là để kiếm sống.

Trong câu chuyện đẽo đá kể trên, chắc chắn sẽ có người tâm niệm “Khi nhà thờ hoàn thành thì rất nhiều người sẽ thấy cảm động và hạnh phúc. Thật tuyệt vì mình đã được tham gia vào một công việc vĩ đại”.

Điều đó có nghĩa là động lực tăng hay giảm còn tùy vào cách nhìn nhận sự việc theo chiều hướng nào.

Mục tiêu xây dựng một công ty lớn mạnh “Vĩ đại” có thể bị cho là hơi cường điệu. Tuy nhiên, nếu mong muốn đạt được một điều gì đó bằng sự hợp sức của rất nhiều người chứ không chỉ bởi người lãnh đạo doanh nghiệp thì tôi cho rằng cần phải cho họ biết nỗ lực của mỗi cá nhân hiện tại sẽ đem lại kết quả như thế nào trong tương lai.

Ví dụ, tôi nghĩ bất kì công ty nào cũng có những thứ kiểu như chỉ tiêu kinh doanh.

Tầng lớp manager là những người thiết lập mục tiêu nhưng trong nhiều trường hợp suy nghĩ của manager và những người triển khai ít nhiều sẽ khác nhau. Chính vì vậy cần phải tạo động cơ, làm rõ ý nghĩa của các con số và ý nghĩa của việc đạt được mục tiêu đó.

Cần làm rõ công ty hay bản thân chúng ta sẽ trở nên như thế nào khi đạt được mục tiêu trước mắt.

Từ chương tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu với các bạn “7 nguyên tắc kinh doanh” là nguồn gốc của sự phát triển.

Không cần phải bàn cãi, đây chính là quan điểm cần thiết trong quá trình làm nên “một công ty lớn mạnh”. Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là trở thành công ty vĩ đại được xã hội công nhận thông qua việc đạt được 7 cam kết.

Hơn nữa, nói một cách sâu xa hơn, việc công ty trở nên vĩ đại, liên tục phát triển thì mục tiêu lớn nhất chính là để làm cho tất cả từ nhân viên, khách hàng đến đối tác được hạnh phúc.

Số liệu được coi là “Sự phát triển/sự trưởng thành hữu hình”, ai cũng có thể nhìn rõ bằng mắt. Ngược lại, việc “công ty đã tốt hơn chưa” hay “công ty đã làm cho bao nhiêu người nữa cảm thấy hạnh phúc” là điều khó có thể nhìn rõ được. Vì tùy vào quan điểm chủ quan của mỗi người mà cách nhìn nhận sẽ khác nhau và rất khó để phân tích một cách định lượng. Tuy nhiên, nếu sự phát triển nhìn thấy được cứ lặp đi lặp lại thì những thứ không thấy được cũng sẽ phát triển theo. Điều đó giống như hai bánh xe của một chiếc xe đạp, chúng luôn cùng làm việc song hành.

Nguyên tắc 4: Ý thức về tốc độ

Từ phần này, tôi muốn giới thiệu với các bạn quy tắc gốc rễ của phương châm kinh doanh đã tạo nên SEPTENI, bám theo [7 quy tắc kinh doanh] đã được đặt ra.

Thứ nhất là TỐC ĐỘ

Septeni vẫn luôn mang theo suy nghĩ của một công ty khởi nghiệp. Có nhiều yếu tố cần thiết để các công ty khởi nghiệp như chúng tôi có thể cạnh tranh trên cùng một đấu trường với những công ty lớn. Một trong những yếu tố đó chính là TỐC ĐỘ.

Đối với một tổ chức thì việc đưa ra quyết định nhanh chóng là điều hiển nhiên. Việc chăm sóc khách hàng hay việc cung cấp dịch vụ một cách mau lẹ sẽ giúp nắm chắc cơ hội kinh doanh, đồng thời sẽ nâng cao được sự hài lòng của khách hàng.

Đặc biệt, internet là ngành luôn phát triển không ngừng nghỉ. Có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp dành nhiều thời gian để tạo nên và tung ra một sản phẩm hoặc dịch vụ đã được hoàn thiện 100% dẫn tới không bắt kịp xu hướng so với công ty khác. Chính vì vậy, tôi xin phép trích dẫn câu châm ngôn ”chưa hoàn thiện mà nhanh còn hơn hoàn hảo mà chậm”, thể hiện quan điểm “Hãy luôn đề cao tốc độ dù chất lượng chưa được như ý”. Ngược lại cũng có những người thuộc kiểu “Theo chủ nghĩa hoàn hảo nên việc gì cũng luôn làm cẩn thận, từ tốn”. Với những người đó, ta có thể đánh giá được nhiệt huyết, sự quyết tâm trong công việc của họ, nhưng đáng tiếc là tốc độ chậm thì không thể giành chiến thắng trong cạnh tranh.

Trong kinh doanh, việc tạo ra 70% sản phẩm trong 2 ngày có lợi hơn việc tạo ra sản phẩm hoàn thiện 100% trong 1 tuần. Điều này đúng với cả tổ chức cũng như cá nhân. Nhưng không có nghĩa là chỉ cần tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoàn thành ở mức 70% cũng được. Ở thời điểm ra mắt, tuy rằng sản phẩm mới hoàn thành 70% nhưng nhờ đưa ra thị trường sớm nên có thể lấy được nhiều feedback hơn từ khách hàng, đối tác, và đôi khi là cả từ các công ty đối thủ. Kết quả là bằng tư duy về thị trường, ta có thể xem xét lại ý tưởng ban đầu rồi tiếp tục hoàn thiện sản phẩm trong các giai đoạn tiếp theo.

(còn nữa)

Mời các bạn xem lại phần 1 tại đây

Add a Comment

Scroll Up