70 Rules of SEPTENI-Hinerankai (phần 4)

Nguyên tắc 7: Đầu tiên là hãy đi trên vương đạo. Hãy Fair, không thành công cũng thành nhân

Nguyên tắc thứ 4 của người quản lý là Fair & Open.
Trước tiên là Fair. Fair là tạo ra một môi trường mà ở đó khi nhân viên tạo ra được thành quả thì sẽ được đánh giá một cách công bằng.

Từ Fair nếu dịch ra là công chính. Công chính nghe qua thì có vẻ giống với bình đẳng nhưng bản chất lại khác nhau. Nói một cách đơn giản, bình đẳng là việc đặt tất cả mọi người một cách ngang hàng. Còn công chính là đánh giá dựa trên cùng một quy chuẩn dẫu cho kết quả có khác nhau đi nữa thì vẫn được cho là đúng.

Ở Septeni chúng tôi áp dụng chế độ đánh giá nhân sự dựa vào độ cống hiến trong công việc của người đó chứ không liên quan đến số năm làm việc hay vị trí của người đó trong công ty. Chế độ này sẽ tạo ra khoảng cách về thu nhập giữa người nỗ lực cố gắng và người không phấn đấu. Đây chính là cách nghĩ Fair. Với việc áp dụng chế độ này, những người chưa cống hiến nhiều sẽ khó khăn đôi chút, tuy nhiên đây cũng là động lực phấn đấu để bản thân được đánh giá cao. Kể cả khi kết quả không tương xứng so với những nỗ lực đã bỏ ra thì việc nhìn nhận lại bản thân một cách khách quan cũng giúp cho chúng ta phát huy được năng lực tiềm ẩn.

Tôi cho là lối suy nghĩ rằng “cùng thời điểm vào công ty hay bằng tuổi thì sẽ phải có mức lương như nhau” đã không còn hợp thời nữa rồi.

Mặt khác, trong cuộc sống của chúng ta có không ít những điều không hợp lý. Không phải lúc nào lẽ phải cũng chiến thắng. Hẳn bạn sẽ có những lúc cảm thấy “không fair” đúng không?
Quan điểm của tôi là ngay cả trong trường hợp như vậy thì chúng ta hãy cứ đi trên vương đạo, hạn chế tối đa các thủ đoạn xấu, nếu không Fair thì đành chấp nhận. Ngoài ra, nếu bạn cứ nhất nhất tin rằng quan điểm của bản thân hoặc những kiến thức lưu truyền từ xưa đến nay tuyệt đối luôn Fair thì có thể lạc lối lúc nào không hay. Chính vì vậy, quan trọng là phải luôn tự hỏi bản thân xem cách nghĩ của mình có đúng hay không.

Nguyên tắc 8: Tăng cường tính minh bạch, lấy việc công khai làm “vũ khí”

Để trở thành một doanh nghiệp “Fair” thì yếu tố không thể thiếu đó chính là “Open”.
Khi áp dụng cơ chế “Fair”, chẳng hạn như chế độ đánh giá nhân sự dựa trên mức độ cống hiến trong công việc thì cần phải giải thích nội dung của chế độ và các tiêu chuẩn đánh giá cho nhân viên một cách công khai, minh bạch. Đó chính là “Open”.

Open có nghĩa là tăng cường tính minh bạch hay nói cách khác là việc tích cực làm cho mọi thông tin trở nên rõ ràng. Từ khi có yếu tố Open, cơ chế Fair mới trở nên có tính thuyết phục hơn.
Đối với người quản lý, phong cách minh bạch đôi khi còn có thể trở thành điểm mạnh.
Tôi cho rằng có không ít người quản lý không muốn làm cho mọi thứ trở nên minh bạch. Tuy nhiên theo kinh nghiệm có được thì tôi thấy việc nhìn sự thật một cách khách quan, công khai mọi thứ đúng như bản chất vốn có tuyệt đối không bất lợi, ngược lại nhiều khi điều đó còn trở thành vũ khí của người quản lý.

Nhớ lại khi mới khởi nghiệp tôi đã từng đối mặt với nguy cơ phá sản khi vốn quay vòng đang dần cạn kiệt. Lúc đó việc tôi đã làm là xin đối tác thanh toán tiền trước cho hợp đồng chưa bàn giao.
Khi tôi thành thật kể về việc thiếu vốn cho những đối tác vẫn còn đang tỏ ra ngờ vực thì một số bên đã hiểu cho chúng tôi, kết quả là chúng tôi đã thoát khỏi cảnh phá sản. Nếu chúng ta nói thẳng sự thật, không bao biện thì đối tác sẽ hiểu và thông cảm cho chúng ta. Đến giờ tôi vẫn luôn luôn cố gắng việc có sao thì nói đúng như thế.

Nguyên tắc 9: Sự độc đáo tạo ra lợi nhuận vượt trội

Nguyên tắc kinh doanh thứ 5 là “Originality” (Sự độc đáo).
Không cần phải nói thì mọi người cũng đều biết “Độc đáo” là yếu tố vô cùng quan trọng trong kinh doanh.
Nếu chỉ cung cấp sản phẩm, dịch vụ giống các công ty khác thì chắc chắn là sẽ có sự cạnh tranh về giá và công ty nào không mạnh có thể sẽ phải rời khỏi cuộc chơi.
Để tạo sự khác biệt so với các công ty đối thủ thì điều kiện tiên quyết là phải trở thành một công ty có bản sắc riêng.
Vậy sự độc đáo nên được phát huy như thế nào?

Khi mới khởi nghiệp, công ty chúng tôi còn thiếu vốn đầu tư. Thời điểm đó, công ty cũng không có người xuất chúng để có thể tạo ra được những sản phẩm mang tính đột phá. Nhưng tôi đã nghĩ là sản phẩm mới không nhất thiết phải đi từ con số không, mà hoàn toàn có thể cải tiến từ những thứ đã có sẵn.
Từ đó, tinh thần luôn luôn động não và tiếp thu có chọn lọc chính là phương châm “Hinerankai” của chúng tôi.

Tôi được sinh ra và lớn lên tại Osaka, từ bé đã quen với cụm từ “Hinerankai”. Nói đơn giản thì cụm từ này có nghĩa là: “Hãy bỏ công sức !”
Ngày còn ở Kansai, khi tôi nói đùa về sự nghèo khó của gia đình mình, lúc đó mọi người xung quanh thường dùng từ “Hinerankai” để động viên tôi.

Trong kinh doanh thì hẳn cũng tương tự như vậy. Chúng ta đều biết rằng nếu chỉ làm theo những thứ mà mọi người đã làm thì sẽ không tạo ra lợi thế cạnh tranh được. Với những doanh nghiệp mà không sở hữu những công nghệ đặc biệt và nguồn vốn dồi dào sẽ khó có thể tạo ra các sản phẩm vượt trội so với các đối thủ khác. Mặc dù vậy, họ cũng đang cố gắng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ kinh doanh “orginality” (độc đáo) bằng cách tập trung và cải thiện từng bước với những thứ hiện có.

Tóm lại, việc “cải tiến” là vô cùng quan trọng.

Đương nhiên không hẳn cố gắng đã là đủ để đem lại lợi nhuận cho công ty. Nếu tự thỏa mãn thì mọi thứ sẽ chỉ dừng lại ở đó. Vì thế phải luôn cải tiến không ngừng.

Add a Comment

Scroll Up