70 Rules of SEPTENI-Hinerankai (phần 3)

Nguyên tắc 5: Luôn đặt mục tiêu cao (Stretch)

 Nguyên tắc kinh doanh thứ hai là “Stretch”. Stretch là từ chỉ hoạt động kéo căng cơ của cơ thể. Tương tự như vậy, trong hoạt động kinh doanh của công ty thì việc “nâng cao kết quả kinh doanh” là hết sức quan trọng. 

 Vậy theo các bạn thì công ty kéo căng cái gì? Đương nhiên là “kết quả kinh doanh” rồi. 

 Để nâng cao kết quả kinh doanh thì trước tiên phải đặt mục tiêu cao. Không được đặt mục tiêu thấp mà có thể dễ dàng đạt được. 

 Đừng nghĩ “mục tiêu như vậy là không thể”. Chính nhờ việc đưa ra mục tiêu cao đến mức khiến bạn nản chí lại có thể nâng cao kết quả.

 Năm trước đã đạt được mục tiêu rồi thì năm nay sẽ đặt mục tiêu cao hơn. Vậy thì nếu vẫn giữ nguyên cách làm như cũ thì sẽ không thể đạt được được mục tiêu mới.  

 Do đó, sự sáng tạo sẽ nảy sinh khi ta bắt đầu tìm kiếm cách làm khác biệt. Đánh thức tư duy sáng tạo sẽ giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách tới mục tiêu.

Chẳng phải là cũng có những bạn trẻ bị sếp hay phụ huynh nhắc nhở là “phải có mục tiêu” đấy sao. Tuy nhiên, đừng để việc có mục tiêu trở thành mục đích vì nếu chỉ đề ra mục tiêu thôi thì rất khó để biết khi nào mới đạt được “thành quả”.  Việc đặt mục tiêu cao không phải là mục đích mà chỉ là phương pháp. Đặt mục tiêu cao là để nâng cao, kéo căng thành tích. Để đạt được mục tiêu cao thì chúng ta phải thử nghiệm đi thử nghiệm lại, đôi khi việc sinh ra những ý tưởng cải tiến sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu. Và có thể nói rằng mục đích chính của việc đặt mục tiêu là trải qua quá trình nỗ lực để đạt được mục tiêu đó.

Nguyên tắc 6: Toàn bộ nhân viên mang ý thức của người làm chủ và thực hiện trên tinh thần Partnership

 Quy tắc kinh doanh thứ ba là: Partnership.

Quy tắc này có nghĩa là toàn thể nhân viên công ty không phân biệt tầng lớp lãnh đạo hay nhân viên, tất cả đều làm việc trên tinh thần của người làm chủ.

 Thời tôi còn làm việc ở công ty Recruit, công ty đó cũng có quan điểm là “tất các nhân viên mang tư tưởng người làm chủ”. 

 Lúc mới vào công ty tôi đã từng nghĩ đơn giản quan điểm “tất cả nhân viên đều là người làm chủ” chẳng qua chỉ là cách nói khéo để cho nhân viên vui vẻ làm việc mà thôi, nhưng sau khi trở thành manager thì tôi nhận ra mình đã nhầm.

 Bản thân khi nhìn công ty dưới góc độ của người làm chủ thì sẽ thấy rõ được các vấn đề và các điểm cần cải thiện. Ở recruit có văn hóa là tất cả nhân viên đều có thể thay đổi được các vấn đề, các điểm cần cải thiện đó. Tôi nhận ra “chủ nghĩa mọi người đều làm chủ” là phương thức để công ty phát triển tốt hơn nhờ vào việc tạo ra văn hóa mọi người cùng có cái nhìn toàn diện dưới con mắt của người dẫn dắt công ty.

 Partnership có lợi ích là thúc đẩy tính tự lập và tính trách nhiệm của nhân viên. Thường thì, các nhân viên được yêu cầu phải làm việc theo quy định của công ty. Tuy nhiên, nhân viên không chỉ làm theo quy định mà thi thoảng việc mọi người tạo ra quy định mới cũng thể hiện chủ nghĩa tất cả đều làm chủ của mình. Quan trọng là phải có suy nghĩ tích cực, chủ động theo hướng “Công ty chúng ta đang còn thiếu cái này vì vậy mọi người cần tích cực thay đổi điều đó” chứ không nên ở trong tâm thế bị động, suy nghĩ tiêu cực như “Tôi nghĩ là cái này không ổn nhưng công ty không làm gì để thay đổi nó cả”. Với cách nghĩ đó thì chúng ta hiểu rằng người quản lý và nhân viên đều là những người bạn cùng chí hướng để tạo nên một công ty tốt đẹp hơn.

 Đương nhiên công ty sẽ cần phải có những vai trò và chức vụ như giám đốc, trưởng phòng, trưởng bộ phận…. Tuy nhiên không phải tất cả mọi việc đều được quyết định bởi người có chức vụ bởi vì công ty thì có nhiều người nên đương nhiên mỗi người có cách suy nghĩ và làm việc khác nhau như câu nói “mười người mười ý”. Tôi nghĩ rằng nếu mỗi người luôn tâm niệm “Phải làm gì đó để công ty tốt hơn lên” thì dẫu giá trị quan có khác nhau đi chăng nữa, tự bản thân chúng ta sẽ xác định được các tiêu chuẩn đánh giá tốt – xấu hay nhận thức về các vấn đề.

 Chẳng phải là công ty cũng như mỗi cá nhân đều sẽ trưởng thành khi chúng ta luôn đi trước đón đầu để chủ động tìm kiếm các công việc cần phải làm tiếp chứ không chỉ là “làm những công việc được giao” hay sao?

(còn nữa)

Mời các bạn xem lại phần 1 tại đây

Mời các bạn xem lại phần 2 tại đây

 

Add a Comment

Scroll Up