70 Rules of SEPTENI-Hinerankai (phần 1)

Lời mở đầu

Sau khi đọc xong cuốn sách 70 Rules of SEPTENI-Hinerankai phiên bản tiếng Nhật, nhóm dịch giả gồm 7 thành viên chính là Trâm, Nhật, Quảng, Hằng, Hà Anh, Thắng kc, Trang hh (cùng Trang Bắp và Trang luli) đã quyết định sẽ dành hết tâm huyết để dịch cuốn sách này gửi tới toàn thể thành viên SepTech với mong muốn mọi người hiểu hơn về tư tưởng, phương châm thật sự đáng học hỏi của người sáng lập tập đoàn Septeni, bác Mamoru Nanamura. Vì sách rất dày nên nhóm sẽ dịch từng phần gửi đến các bạn. Mong các bạn đón đọc và ủng hộ nhóm bằng Like, comment, share ạ. hihi

Tác giả Nanamura Mamoru

「septeni 七村」の画像検索結果

Là người sáng lập và chủ tịch danh dự của công ty cổ phần Septeni Holding

Ông mồ côi cha năm 10 tuổi, mồ côi mẹ năm 26 tuổi. Cách nhìn về cuộc sống và cái chết sinh ra từ gia đình đoản mệnh như vậy đã định hình phần còn lại của cuộc đời ông.

Năm 1979, sau khi tốt nghiệp đại học Yamaguchi, ông vào làm cho công ty tuyển dụng. Năm 34 tuổi, ông đảm nhiệm chức vụ giám đốc chi nhánh Bắc Kanto.

Năm 1990, ông thành lập công ty Septeni Holding với 7 người. Sau khi đi vào hoạt động, mặc dù đương đầu với vô vàn khó khăn nhưng nhờ luôn chú trọng tăng doanh thu, tăng lợi nhuận nên kết quả là đã niêm yết được cổ phiếu lên sàn chứng khoán JASDAQ vào năm 2001.

Sau 25 năm đảm nhiệm chức vụ CEO, tháng 12 năm 2014, ông đã chuyển sang đảm nhiệm chức vụ chủ tịch danh dự. Cùng với đó, ông còn đảm nhiệm chức vụ chủ tịch hiệp hội phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản.

Về tập đoàn Septeni

Septeni Group là tập đoàn hàng đầu Nhật bản về lĩnh vực quảng cảo internet, bao gồm hơn 20 công ty thành viên hiện đang có mặt tại Nhật Bản, châu Á, Bắc Mỹ, Bắc Âu

Tập đoàn lấy phương châm “Hinerankai” làm gốc, các nhân viên luôn ý thức được vai trò của mình, tự hình thành văn hóa suy nghĩ đi đôi với hành động, liên tục phát triển bản thân qua những thử thách với tinh thần khởi nghiệp.

Septeni luôn chú ý tới công tác đào tạo nhân tài, cải thiện môi trường làm việc, nhờ đó đã đạt được vị trí cao trong bảng xếp hạng những công ty có môi trường làm việc tuyệt vời theo GREAT PLACE TO WORK  Institute Japan

70 Rules of SEPTENI – HINERANKAI

 

Tập đoàn Septeni có phương châm là HINERANKAI

Hinerankai là một từ trong tiếng địa phương của Osaka, có nghĩa là “Phát huy trí tuệ, hoàn thiện không ngừng”. Tôi (Nanamura) đã khởi nghiệp từ con số KHÔNG. Không người, không vật, không tiền. Không có gì cho nên phương châm của công ty là vận dụng TRÍ TUỆ.  Đến bây giờ tôi vẫn thấy đó là một điều đúng đắn.

Chính vì không có gì nên chúng tôi đã đạt được sự tăng trưởng bền vững nhờ vận dụng trí tuệ và luôn luôn cải tiến.

70 nguyên tắc được tóm tắt trong quyển sách này là kết quả của sự vận dụng trí tuệ, hoàn thiện không ngừng để công ty khởi nghiệp từ số 0 như công ty tôi có thể tồn tại được.

Chương 1: Quy tắc của “Trưởng thành”

Nguyên tắc 1: Phải có “TẦM NHÌN” cho mục tiêu trưởng thành

Tôi chọn đây là 1 chương trong nguyên tắc “trưởng thành”. Vậy, sự trưởng thành đối với 1 doanh nghiệp là gì?

Liệu có phải là doanh thu? Là lợi nhuận? Là số lượng nhân viên? hay là một chỉ tiêu nào khác?

Mỗi công ty có thể có các ưu tiên khác nhau cho các chỉ tiêu tăng trưởng. Tuy nhiên, người ta vẫn thường nói rằng một doanh nghiệp không thể lớn mạnh hơn TẦM của người quản lý, bởi thế, người quản lý phải luôn nghiêm túc nhắm đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Đầu tiên, tôi xin phép được giới thiệu vắn tắt về con đường khởi nghiệp của mình vì chắc hẳn cũng có nhiều độc giả chưa biết nhiều đến công ty của tôi.

Năm 1990 tức là 1/4 thế kỷ trước, tôi đã khởi nghiệp công ty “Sub And Liminal”, là công ty tiền thân của Septeni Holding. Lúc này, thị trường đang đứng trước thời kỳ bong bóng kinh tế vỡ nên rất lý tưởng cho bên bán. Đây là thời kỳ mà rất nhiều doanh nghiệp đã đổ tiền vào việc tuyển dụng nhân sự. Tôi lúc đó cũng bắt đầu với lĩnh vực chính là tư vấn tuyển dụng, giúp các doanh nghiệp tuyển dụng thông qua nhiều cách thức khác nhau. Sau đó, tôi chuyển sang làm outsourcing rồi chuyển sang làm đại lý quảng cáo qua internet, đến năm 2001 thì công ty tôi đã lên sàn JasDaq.

Nhờ đón nhận làn sóng từ internet mang lại nên cả doanh thu lẫn lợi nhuận của công ty tôi tăng đều qua các năm. Điều đó đã trở thành nguồn lực phát triển của công ty sau khi lên sàn. Kể từ thời điểm đó tôi bắt đầu ý thức được rằng “Tuyệt đối không được tự mãn,  một công ty lên được sàn chính là nhờ được xã hội đánh giá là công ty tốt”

Có một tác phẩm có tên “Vision Company 2” được viết bởi doanh nhân Jim Collins người Mỹ, người mà tôi rất kính trọng. Cuốn sách có sub title là “GOOD TO GREAT”. Khi nhìn tựa đề này tôi đã nghĩ ngay là phải vận dụng khái niệm “GREAT” vào trong doanh nghiệp. Và thế là việc xây dựng công ty thật sự vĩ đại, 1 công ty GREAT, đã trở thành 1 trong những mục tiêu của tôi.

Xây dựng một công ty mạnh là điều có thể thực hiện được. Tuy nhiên, để xây dựng một công ty vĩ đại (GREAT COMPANY) thì đòi hỏi phải “giác ngộ”. Tất nhiên là cách nghĩ xây dựng một công ty vĩ đại là suy nghĩ độc đáo nhưng cho dù cách diễn đạt như thế nào đi chăng nữa thì bởi vì doanh nhân là người tạo ra tầm nhìn cho doanh nghiệp nên đòi hỏi doanh nhân phải nhận thức được thách thức để đạt được điều đó. Có thể nói điều này không chỉ đúng trong doanh nghiệp mà còn đúng đối với phát triển bản thân. Không quá lời khi nói rằng việc nhận ra rằng mình “muốn trở thành gì đó” là bước đầu tiên của sự trưởng thành.

Nguyên tắc 2: Để liên tục trưởng thành, trước tiên, phải có năng lực “Tư duy liên tục”

Nói đến sự trưởng thành của doanh nghiệp, thì yếu tố vô cùng quan trọng là có thể nhìn nhận rõ được sự trưởng thành ấy mang tính dài hạn, liên tục hay là ngắn hạn. Sự trưởng thành nhờ thành công bởi giải pháp có tính ngắn hạn, tức thời thì không thể coi là sự phát triển của doanh nghiệp một cách thực sự.

Khi Septeni lên sàn, tôi đã quyết tâm phải làm cho công ty này trở thành công ty lớn mạnh, vĩ đại. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về những việc cần phải làm để đạt được mục tiêu đó và câu trả lời là phải “liên tục trưởng thành”.

Tôi cho rằng yếu tố tiên quyết để trở thành “Công ty lớn mạnh, vĩ đại” là phải có tầm nhìn phát triển trong trung và dài hạn chứ không phải ngắn hạn.

Có nhiều quan điểm khác nhau về chỉ số của sự phát triển. Có những chỉ sổ nhìn thấy được, chỉ số không nhìn thấy được. Trước tiên, tôi muốn nói đến chỉ số có thể nhìn thấy được – đó là những con số. Nói một cách dễ hiểu, đó là việc liên tục tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.

Việc tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, nói thì rất dễ nhưng để năm nào cũng duy trì được như vậy thì không phải là việc đơn giản. Nếu việc kinh doanh kéo dài thì mô hình kinh doanh không đáp ứng được xu hướng thời đại cũng có thể xảy ra, cho dù cố muốn thay đổi mô hình kinh doanh ngay thì cũng không phải là việc dễ dàng. Dù có muốn thay đổi tương lai thì vẫn bị ràng buộc vào quá khứ. Ấy vậy mà về kết quả thì trong 25 năm kể từ lúc tôi thành lập công ty, việc lợi nhuận của năm sau không cao hơn năm trước chỉ rơi vào 2 năm, đó là năm xảy ra cú sốc Lehman (Suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 khi công ty Lehman Brothers Holding Inc ở Mỹ phá sản) và năm xảy ra đại thảm họa phía đông nước Nhật (Thảm họa kép ở Nhật Bản năm 2011).

Vậy, tại sao Septeni có thể tăng doanh thu và tăng lợi nhuận liên tục qua các năm như vậy?

Tất nhiên chúng tôi đã không ít lần đối mặt với những khó khăn có thể coi là “nghịch cảnh”. Quả thật, khó khăn và thách thức năm nào cũng có, nhưng tôi nghĩ kết quả công ty có thể tăng trưởng liên tục đến ngày hôm nay như vậy là nhờ tôi đã không từ bỏ việc “tư duy liên tục”. Liên tục phát triển, liên tục tăng doanh thu và tăng lợi nhuận là mục tiêu có tính lâu dài. Thực ra, đó là mục tiêu được công ty chia ra theo từng năm tài chính. Bởi vậy, nếu ý chí không vững vàng và không quyết tâm thì có thể sẽ dễ thỏa hiệp với bản thân rằng “Chỉ năm nay không tăng doanh thu và lợi nhuận thì cũng chẳng sao”. Sự thoả hiệp này sẽ trở thành bức tường cản trở mục tiêu “tăng trưởng liên tục” của công ty.

Dù chỉ có 1 năm không đạt được chỉ tiêu thì nghĩ 1 cách lâu dài thì nó cũng giống như việc làm đứt quãng 1 kỷ lục đã được tạo dựng từ trước đến nay. Ví dụ như một cầu thủ bóng chày vẫn đang kéo dài kỷ lục ra sân liên tiếp của mình, bỗng dưng nói “Mùa này thôi không cố nữa” và nghỉ mất một mùa thì cái kỷ lục của anh ta thế là chấm dứt luôn tại thời điểm đó.

Nếu luôn đặt quyết tâm là “Muốn làm như thế này, muốn trở thành như thế kia” và luôn để tâm nhìn rõ hiện thực, sử dụng cái đầu, luôn luôn rèn luyện thì sẽ tạo nên sức mạnh để vượt qua “nghịch cảnh”.

Khi dùng hết sức để suy nghĩ thì con người sẽ tự có khả năng nắm bắt, thu thập thông tin. Bằng cách đó có thể thu thập được nhiều thông tin và tập trung vào những thông tin cốt lõi, rồi từ đó sẽ có được năng lực giải quyết vấn đề.

(còn nữa)

Xem tiếp Phần 2

 

 

Add a Comment

Scroll Up