Hệ thống khái niệm và Việc học
Như đã phân tích, ngôn ngữ thông thường có một hạn chế mang tính nội tại. Điều này dẫn đến một hệ quả tương đối hiển nhiên là sự hạn chế của việc diễn đạt bằng text. Hạn chế này chúng ta hoàn toàn có thể cảm nhận trong công việc khi phải tham gia support một vụ việc với hàng loạt email hay các đoạn chat text trên zalo/slack trao đi đổi lại giữa nhiều bên phải không ạ.
I. Sơ đồ hóa và giao tiếp
Một trong các phương pháp phổ biến để khắc phục phần nào hạn chế này, theo như quan sát cá nhân tôi là việc giao tiếp dùng các công cụ hỗ trợ. Cụ thể, ví dụ trong giao tiếp dự án, mọi người sẽ tiến hành trao đổi công việc trong khi cùng nhìn vào 1 bảng cho thấy tình hình bao quát chẳng hạn (Kanban, Scrum board, Gantt chart ….). Cá nhân tôi gọi đây là cách làm Trực quan hóa giao tiếp (Visualized communication/discussion)
Một lợi điểm rõ ràng của Visualized communication là khả năng cấu trúc hóa context của câu chuyện và từ đó giúp loại bỏ kha khá các hiểu nhầm do không nắm vững context hoặc tình trạng 2 người dùng cùng 1 từ nhưng lại nói về 2 thứ khác nhau (X của tôi hóa ra lại không phải X của anh). Ví dụ với Gannt chart ở trên, khi nói Task ID #4 thì mọi người đều rõ nó là Task gì, của Project nào và không nhầm lẫn nó với Task khác có thể có wording na ná chẳng hạn.
Đến đây xin có 1 tóm tắt nhỏ từ quan sát bản thân về các lợi điểm của Visualized communication:
- Làm rõ cấu trúc bối cảnh (context) của vấn đề đang trao đổi
- Giúp cùng xác định chính xác vấn đề đang nói tới
- Cho phép (enable) người tham gia xem xét tổng thể bối cảnh, đồng thời cho phép họ tập trung vào từng chi tiết cụ thể khi cần thiết, thậm chí giúp họ chuyển qua chuyển lại giữa các mức độ (level) tư duy tổng thể <> cụ thể mà không bị rối
Theo tôi, các lợi điểm trên đều đến từ việc Sơ đồ hóa bối cảnh và vấn đề. Với một sơ đồ trong tay, hiệu quả của việc giao tiếp chắc chắn sẽ được nâng lên.
II. Hình dung trong đầu (Mental representations)
Nhưng mà những thứ trên thì có gì liên quan đến Hệ thống khái niệm hay việc học? Xin giải thích sau đây.
Đầu tiên là về việc học.
Là một người đi học, đi làm nhiều năm và từ vài năm gần đây cũng thường xuyên hướng dẫn các members mới học tập trong công việc, cá nhân tôi đúc rút ra: Bất kỳ học kiến thức mới hay kỹ năng mới,
- đầu tiên ta cần nắm vững các khái niệm đơn lẻ,
- tiếp theo tiến đến hiểu rõ hệ thống khái niệm và sau đó là
- vận dụng hệ thống khái niệm ấy một cách đúng đắn.
Ví dụ như học toán: Đầu tiên phải nắm vững các khái niệm như số, phép toán, phương trình …., sau đó nắm vững quan hệ giữa các khái niệm ấy, cuối cùng vận dụng cái cấu trúc khái niệm mới đó vào giải bài tập.
Học kinh tế cũng tương tự: cần nắm vững các khái niệm cơ bản về người mua, người bán, thị trường, chi phí, doanh thu, sau đó hình dung đúng đắn quan hệ giữa các khái niệm ấy, cuối cùng vận dụng để phân tích và trả lời câu hỏi, làm bài luận, giải quyết tình huống case study ….
Như vậy, từ những gì nêu ở trên ta thấy vai trò của Hệ thống khái niệm với Việc học.
Thế còn Hình dung trong đầu thì sao?
Gần đây tôi có được tiếp xúc với một cuốn sách về đề tài làm sao để nâng cao hiệu quả của việc luyện tập. Tác giả cuốn sách đã đưa ra một hướng tiếp cận gọi là “tập luyện có chủ ý” với các bằng chứng cho tính hiệu quả vượt trội của hướng tiếp cận này.
Phải nói với cá nhân tôi cuốn sách rất thú vị, “tập luyện có chủ ý” tỏ ra khá thuyết phục. Tuy nhiên, hướng tiếp cận này cần tới một thứ gọi là “hình dung trong đầu” (tiếng Anh nguyên gốc của tác giả là Mental Representations), “hình dung trong đầu” càng tốt thì hiệu quả luyện tập càng cao.
“Tập luyện có chủ ý liên quan nhiều đến việc phát triển các hình dung trong đầu hiệu quả hơn bao giờ hết mà bạn có thể sử dụng trong bất kỳ hoạt động luyện tập nào. Điểm chung của tất cả các hình dung trong đầu là chúng giúp chúng ta xử lý nhanh chóng một lượng lớn thông tin, bất chấp những hạn chế của bộ nhớ ngắn hạn.”
“Khi có một hình dung trong đầu tốt, nó cho phép ta nhận ra hầu hết những sai sót trong quá trình học tập của mình, nhớ rõ cho lần sau và sửa lại chúng.
“Bạn càng có nhiều kỹ năng hơn, hình dung trong đầu của bạn càng tốt hơn, và hình dung trong đầu của bạn tốt hơn, bạn càng có thể luyện tập một cách hiệu quả hơn để phát triển kỹ năng của mình.”
III. Giả thiết
Với những tích lũy như trên, tôi tự sắp xếp những thứ đã trình bầy thành các giả thiết như sau:
- Một người học tốt là một người xây dựng được “hình dung trong đầu” đủ tốt từ các thông tin đầu vào
- “Hình dung trong đầu” này là một loại Sơ đồ thông tin không tường minh (implicit mental structure)
- Sơ đồ thông tin nói trên nhiều khả năng được cấu trúc như một Hệ thống khái niệm. Hệ thống khái niệm này càng có cấu trúc phản ánh chính xác các thông tin đầu vào thì chất lượng càng tốt
- Việc tự xây dựng và vận hành Hệ thống khái niệm này (có thể trong tiềm thức) ảnh hưởng đến hiệu quả của việc học cũng như chất lượng vận dụng kiến thức của người học vào thực tế.
IV. Một ví dụ minh họa
Để minh hoạ cho giả thiết nêu trên, xin đưa ra tình huống sau. Do hoàn cảnh cá nhân chưa có điều kiện tìm kiếm nhiều nên tình huống cũng hơi bị chuyên môn, mong bạn đọc thông cảm
- Người học A là người đã có kiến thức cơ bản về a.Quảng cáo trên Web
- Người học A cần học thêm chi tiết về b.Cơ chế truy vết người dùng (tracking) phục vụ cho mục đích Nhắm mục tiêu (targeting) trong Quảng cáo Web
Bây giờ, nếu người A là người học dở, Hình dung trong đầu của người A về cả a. và b. chỉ là 1 tập hợp phi cấu trúc các khái niệm (từ vựng) riêng lẻ
Để học hiệu quả hơn, với lý thuyết ở trên người A có thể:
- Sơ đồ hóa hệ thống khái niệm đã biết (điểm a. ở trên)
2. Tích hợp khái niệm mới (điểm b. ở trên) vào hệ thống khái niệm cũ
3. Tự vận hành Hệ thống khái niệm được cập nhật mới nhất để kiểm nghiệm sự phù hợp của Hình dung trong đầu mới
Nếu tự mình hoàn thành lần lượt những bước trên, người A đang đi theo đúng hướng tự xây dựng cho mình những Hình dung trong đầu (dưới dạng Hệ thống khái niệm) tốt hơn (từ hình a. thành hình d.) và tự nâng cao hiệu quả cho Việc học của bản thân mình.
—- so sánh minh hoạ hình dung trong đầu của người học trước và sau khi áp dụng kỹ thuật Sơ đồ hoá
—