Văn hóa KHÔNG đổ lỗi

Mọi người thường truyền tai nhau, môi trường làm việc của các doanh nghiệp Nhật khá nghiêm khắc và áp lực. Với người Nhật, công việc luôn phải chính xác, hoàn hảo đến mức tối đa. Họ luôn đề cao công việc trong bất kỳ tình huống nào. Do đó, họ cũng đề ra những yêu cầu khắt khe đối với nhân viên khiến nhân viên cảm thấy căng thẳng, áp lực.

Nhưng có lẽ  FLINTERS là một ngoại lệ. Nhân viên ở đây không hề bị áp đặt theo bất kì chuẩn mực nào cả. Ở đây, mọi người làm việc khá thoải mái về mặt thời gian, trang phục, thoải mái đưa ra quan điểm cá nhân, thoải mái thể hiện cá tính, thoải mái phát triển theo bất kì định hướng nào mà công ty có thể hỗ trợ…

Ở FLINTERS có một điều đặc biệt. Đó là văn hóa KHÔNG đổ lỗi…

Văn hóa này của FLINTERS  thì lại rất Nhật Bản. Trong quá trình làm việc ở đây mình đã nhận ra điều này. Tất nhiên, đây là 1 điều gì đó khá trừu tượng, biểu hiện ở những việc đôi khi rất nhỏ nhặt. Và văn hóa này cũng không ai đưa vào giáo trình trainning cho bạn. Tuy nhiên, khi làm việc nhiều, tiếp xúc và va vấp nhiều, bạn chợt nhận ra điều đó một cách rõ ràng hơn.

Một ví dụ cụ thể, mối quan hệ giữa Dev và QA trong công ty khá tốt trừ đôi lúc tranh luận về dự án do khác nhau quan điểm cá nhân ra thì lúc nào cũng khăng khít. Vì đơn giản, họ không đổ lỗi cho nhau về việc phát sinh bug…Con bug to đùng trên production, Dev cũng ko hề có ý trách móc “test kiểu gì mà để lọt bug”, hay con bug nhỏ xíu trên stag QA cũng không hề than phiền “ mấy cái bug trẻ con này mà cũng để bắt được”. Việc của họ là hợp tác với nhau đem lại một sản phẩm hoàn hảo cho khách hàng, tìm ra nguyên nhân, đối ứng với tất cả các thể loại lỗi trên trời dưới biển. Rõ ràng là mối quan hệ cộng sinh thế mà nhiều người nói “QA là khắc tinh của Dev” 😀

Người Nhật có cả văn hóa xin lỗi. Có lẽ nó cũng góp phần bổ trợ cho nét văn hóa KHÔNG đổ lỗi kia. 

Cho dù là một sai lầm to to hay chỉ là một vấn đề nho nhỏ thôi thì cứ phải xin lỗi cái đã. Cho dù lời xin lỗi không thể lấy lại uy tín của công ty trong mắt khách hàng, hay thậm chí là không thể lấy lại tổn thất về tiền bạc…Nhưng dù sao, biết sai để thay đổi vẫn tốt hơn là biện minh, đổ lỗi quanh co. 

Trước đây, khi team mình gặp một vấn đề khá nghiêm trọng khi vô tình đẩy nhầm data lên môi trường của khách hàng. Mặc dù không mất tiền nhưng team đã phải đối ứng, báo cáo mất khá nhiều thời gian. Và khi team đi báo cáo cũng cố gắng hạn chế chỉ đích danh người mắc lỗi, mà nhận đó là lỗi chung của cả team vì ai cũng nên có trách nhiệm cho sai lầm đó dù ít hay nhiều. Ngược lại, bạn mắc sai lầm trực tiếp cũng đã xin lỗi vì gây rắc rối cho team và thêm việc cho mọi người. Và thật sự, mình rất trân trọng cách giải quyết của cả 2 bên.

Một bên biết nhận lỗi, một bên không đổ lỗi, chì chiết, trách móc. Đó là cơ chế làm việc và tôn trọng lẫn nhau trong doanh nghiệp.

Sai lầm là điều không ai tránh khỏi, nhưng đối diện, giải quyết sai lầm như thế nào lại do bản lĩnh, sự chuyên nghiệp của mỗi người. Việc tập trung vào việc học hỏi từ những sai lầm của bản thân và người khác sẽ khiến chúng ta thoải mái và tự do khi nói về những sai sót hoặc lỗi lầm của nhau, từ đó cùng tạo nên một ‘văn hoá học tập’ văn minh và hữu ích hơn.

Add a Comment

Scroll Up