NÓI CHUYỆN LÀ BẢN NĂNG, GIỮ MIỆNG LÀ TU DƯỠNG, IM LẶNG LÀ TRÍ TUỆ
Tuân Tử nói: “Nói năng hợp lý, đó gọi là hiểu biết, im lặng đúng lúc, đó cũng là hiểu biết”. Ngôn ngữ là thứ có thể thể hiện rõ nhất mức độ tu dưỡng của một người, nói năng hợp lý là một loại trí tuệ, mà im lặng đúng lúc cũng là một loại trí tuệ. Nếu một người không biết giữ miệng, nói mà không suy nghĩ, nghĩ gì nói nấy, tất nhiên rất dễ khiến người khác chán ghét.
Bởi vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp hiệu quả nhất giữa người với người. Ngôn từ trở nên xinh đẹp hay dơ bẩn là ở người nói. Ngôn ngữ vì vậy thể hiện rõ ràng nhất mức độ tu dưỡng của một con người. Biết cách nói chuyện là một loại trí tuệ, biết giữ miệng cũng là một loại trí tuệ. Người có trí tuệ ắt sẽ được người người yêu mến. Người nói xằng nói bậy, bịa chuyện nói có thành không, nói nhiều mà không đúng – Ắt sẽ dễ khiến người chán ghét.
Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ xoay quanh 2 triết lý:
Biết nói chuyện
Biết giữ miệng
Sách gồm 12 chương ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, giúp bạn học được:
Cách nói chuyện đúng mực với những người khác nhau.
Cách nói chuyện phù hợp với những tình huống khác nhau.
Kỹ năng nói chuyện khôn khéo
Chừng mực nói chuyện khôn ngoan
Nếu không giỏi ăn nói, bạn làm thế nào để nói chuyện thích hợp, đúng người, đúng hoàn cảnh?
Những trường hợp giao tiếp khác nhau thì nên nói cái gì, nói thế nào,…
Để sáng tỏ hơn về thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt chúng ta cùng tìm hiểu về nội dung chính của từng chương:
Chương 1: Hỏi những câu hỏi mở tạo nên một cuộc nói chuyện khiến đối phương thích thú
- Hãy bắt đầu từ chủ đề mà đối phương yêu thích nhất
- Xin ý kiến là hình thức nói chuyện được hoan nghênh nhất
- Khi không biết nói chuyện gì hãy nói về chuyện ăn uống
- Không cần phải lo về việc câu hỏi thiếu chiều sâu: Vì sao, làm sao lại thế được, thật sao… thế mà tôi không biết, về sau thế nào, hóa ra là thế
- Khi nói chuyện bằng wechat ( và các phần mềm chat) câu hỏi “ có online không” sẽ khiến người kia không thích, có việc gì thì cứ nói thẳng
- Làm thế nào để kết thúc cuộc nói chuyện chỉ có hỏi và đáp
- Hãy tránh xa lối tư duy khép kín:
Ngủ chưa-> Sắp ngủ. Bao tuổi -> 28 Thay vào đó mình có thể trả lời
Bạn bao tuổi rồi -> Bạn đoán thử xem -> Tôi đoán 26-> Thực ra tôi đã hơn 30 rồi đấy -> thật sao? Tôi ko nhìn ra luôn ấy
- Điều mà người giỏi ăn nói cần học: sử dụng từ khóa để đặt câu hỏi về những vấn đề liên quan
+ Lặp lại từ khóa ở cuối câu nói của đối phương
+ Sử dụng bất kỳ từ khóa nào
+ Từ khóa + những trải nghiệm , suy nghĩ, cảm nhận liên quan
+ Tìm ra từ khóa chứa điểm chung giữa đôi bên
- Khi nói chuyện bế tắc, hãy lập tức đổi chủ đề
+ Nắm quyền chủ động
+ Khéo léo nhìn ra chỗ khác
+ Giả vờ không hiểu
+ Trực tiếp đề nghị đổi chủ đề
Chương 2: Hãy âm thầm quan tâm tới đối phương, khiến đối phương ấm áp
- Hãy kể về những chuyện bi thảm trong cuộc đời bạn để đối phương được an ủi
- Khi nói chuyện phải đặt mình vào vị trí của người khác
- Đừng nhắc chuyện vui của mình trước mặt người buồn
- Chia sẻ vinh quang cho người khác
- Hãy nhường chiến thắng vô nghĩa cho đối phương, người biết nhận thua là người rất giỏi nói chuyện
- Tha thứ – tâm thái đúng đắn khi nói chuyện
- Lời nói dối xuất phát từ lòng tốt sẽ khiến đối phương mát lòng mát dạ
- Dù nhìn thấu cũng đừng vạch trần, giữ thể diện cho đối phương
- Kịp thời trả lời tin nhắn của người khác là một điều cơ bản thể hiện thái độ đúng mực
Chương 3: Tránh dội gáo nước lạnh vào đầu người khác, hãy khen ngợi đối phương nhiều hơn, dành cho đối phương sự công nhận mà họ muốn
- Không tùy tiện phủ định ý kiến của người khác cũng là một loại tu dưỡng
- Khích lệ đối phương chứ không phải là cảnh cáo
- Phụ họa đúng lúc cũng là cách khác để khen ngợi đối phương
- Tán thưởng, quan sát xem đối phương muốn được công nhận về điều gì
- Thừa nhận sự phê bình của đối phương là đúng
- Kịp thời phát hiện và thừa nhận sự tiến bộ của đối phương
- Trước khi bày tỏ ý kiến của mình, hãy tỏ ra đồng ý với ý kiến của đối phương bằng một hành động/thái độ thiện chí
Chương 4: Cách nói chuyện hóm hỉnh sẽ làm cuộc nói chuyện trở nên thú vị hơn nhiều, khi nói chuyện không cần phải quá nghiêm túc
- Lần đầu gặp mặt hãy mở đầu câu chuyện một cách thú vị và độc đáo
- Khi lâm vào tình huống khó xử thì hãy dừng những từ ngữ hóm hỉnh để cứu vãn tình hình
- “Tự dìm hàng” đúng mức sẽ làm không khí buổi nói chuyện trở lên sôi nổi hơn
- Khi khuyên bảo người khác không nhất định phải tỏ ra nghiêm túc, cách nói khôi hài sẽ càng có hiệu quả
- Khi tán gẫu, tự kể về những chuyện đáng xấu hổ của mình sẽ khiến mọi người cười sặc sụa
- Nói đùa phải có mức độ
- Đi chơi với người yêu nói chuyện thế nào cho thú vị
- Khi tết đến, hãy dùng những lời nói hóm hỉnh để ứng phó với những chủ đề nhạy cảm
Chương 5: Từ chối, phê bình và phủ định nói như thế nào để không làm đối phương phật ý
- Khi nói không hãy tỏ ra tự trách mình
- Thường xuyên dùng câu đề nghị chứ không phải câu mệnh lệnh
- Tuyệt đối không chỉ trích thẳng mặt
- Dùng cách nói mềm mỏng, mưa dầm thấm lâu để chỉ ra sai lầm của người khác
- Đừng bao giờ nói với người khác “ anh sai rồi”
- Cách từ chối những yêu cầu vô lý của người khác
- Bôi kem cạo râu trước khi cạo
- Cách phê bình đi vào lòng người, mượn chuyện của mình để nói người khác
- Biến lệnh đuổi khách thành những lời nói ấm áp
Chương 6: Phản ứng nhanh nhạy, dùng 1 câu nói để xoay chuyển tình thế khó xử
- Người khác khen bạn nên trả lời sao cho khéo
- Khi phỏng vấn làm sao để ứng phó với những nhà tuyển dụng quái gở
- Khi xem mắt làm sao né tránh những câu hỏi nhạy cảm của đối phương một cách khôn khéo
- Khi bị khiêu khích không nên đối đầu trực diện
- Làm sao để nhẹ nhàng ứng phó khi có người cố tình gây khó dễ
- Phạm sai lầm không đáng ngại, mấu chốt làm sao để thoát khỏi tình huống khó xử
- Phải làm gì khi gặp người quen mà lại quên tên người đó
Chương 7: Nếu không biết lắng nghe bạn sẽ không có bạn bè
- Hãy để người khác nói hết
- Người chỉ nghe những điều mình muốn nghe thì không thể tiến bộ
- Khuyên bảo không bằng nghe nhiều
- Nên ứng phó thế nào với những lời công kích làm tổn thương mình
- Biết nghe lời không phải là cứ ngây ngốc bảo sao nghe vậy
- Bạn có hiểu ý những câu “ nói ngược” không
- Làm sao nghe ra được ẩn ý trong lời nói của người khác
- Dùng ngôn ngữ cơ thể để tỏ thành ý sẵn sàng lắng nghe
Chương 8: Im lặng đúng lúc sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều phiền phức
- Tốt nhất đừng bao giờ tiết lộ chuyện riêng tư của người khác
- Không bao giờ nói dối cũng không hoàn toàn nói thật
- Không tùy tiện bình luận về cuộc sống của người khác là 1 loại tu dưỡng
- Khi chưa đến lúc phản bác thì hãy giữ im lặng
- Có lúc im lặng sẽ là cách phê phán tốt nhất
- Học cách đứng ngoài các cuộc tranh luận
- Khi tức giận hãy giữ im lặng trong 3 phút: ra ngoài đi dạo, viết nhật ký, soi gương,uống nhiều nước, hít thở sâu….
Chương 9: Nếu không muốn cuộc nói chuyện đi vào bế tắc, hãy tránh xa những điều sau
- Nếu sử dụng những biểu tượng cảm xúc này, trong nháy mắt cuộc nói chuyện sẽ đi vào bế tắc : mỉm cười, mỉm cười + 1 bàn tay, toát mồ hôi….
- Nếu chỉ biết phụ họa có thể sẽ làm đối phương chán ghét
- Không khoe khoang, làm không khéo sẽ biến mình thành ếch ngồi đáy giếng
- Xưa nay không ai thích hỏi một đằng đáp 1 nẻo
- Thay vì oán trách, chi bằng thẳng thắn nói ra điều mình muốn
- Khi nói chuyện đừng tỏ thái độ kẻ cả : bạn nên, bạn phải . Từ bỏ tư tưởng tự cho mình là đúng. Từ bỏ những quan niệm ếch ngồi đáy giếng. Xây dựng thái độ nhiệt tình tham gia các hoạt động
- Cảnh giới cao nhất của hùng biện chính là tránh tranh luận
Chương 10: Không biết giữ miệng là hành vi tai hại nhất, khi tức giận cũng đừng nói những điều làm tổn thương người khác
- Những người hay nói lời mỉa mai dễ gây thù chuốc oán nhất: Những lời gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người khác. Khuyến khích người khác từ bỏ ý định làm một việc gì đó
- Cười nhạo thất bại của người khác
- Vì sao bạn lại bị người khác ghét nhiều như vậy? Vì bạn bới móc sai lầm của người khác không đúng chỗ
- Sau khi chia tay cũng đừng nói những lời tuyệt tình như “chưa bao giờ yêu người đó “
- Vợ chồng cãi nhau to đến đâu cũng đừng bới móc lại chuyện cũ
- Cho dù cãi nhau đến mức tuyệt giao cũng đừng nói lời tổn thương lòng tự trọng của bạn bè
- Trừ khi bạn không muốn làm nữa, đừng bao giờ đập bàn trước mặt sếp
- Khi bị người khác chọc giận cũng không thể nói năng tùy tiện
- Bất kể tức giận tới đâu cũng phải biết chọn cách phê bình
Chương 11: Hãy biết nhìn tình huống, đừng nói những điều thiếu khôn khéo
- Trong những trường hợp nghiêm túc đừng nên tùy tiện đùa giỡn
- Trong những ngày vui đừng nên nói lời xui xẻo
- Lần đầu gặp mặt mới biết nhau đừng nên thổ lộ những chuyện riêng tư
- Nơi đông người, đừng cười nhạo điểm yếu của người khác
- Trước mặt sếp đừng nói câu “ chuyện này không liên quan đến tôi”
- Đừng biến những buổi liên hoan trở thành nơi kể khổ, than phiền
- Khi thấy người khác nói dối, không nhất thiết phải vạch trần trước mặt mọi người
- Trên bàn nhậu đừng bao giờ nói những câu sau:
- Với những người không thân đừng nên nói “Uống ít thế có phải là đàn ông không”
- Đừng nên nói câu này với bất kỳ ai “ chờ tôi uống xong ly này rồi sẽ uống với anh”
- Đừng nên nói “ ly này không tính”
- Không nên tùy tiện bày tỏ tâm ý ” lát nữa tôi lái xe đưa anh về”
- Đừng nên hứa hẹn “ lần sau tôi mời”
Chương 12: Cách kết thúc buổi nói chuyện, không để đôi bên trở mặt chỉ vì mấy câu nói
- Nói chuyện có chừng mực biết dừng đúng lúc
- Nói năng cô đọng, súc tích sẽ dễ được mọi người yêu thích hơn là nói năng lan man dài dòng
- Đừng nói quá nhiều lời khách sáo
- Lời khen không thể nói quá nhiều, càng không thể quá giả tạo
- Lúc mình có lý không thể ép người quá đáng
- Có lúc những lời quan tâm không thể nói ra quá nhiều
- Đoán ý thông qua lời lẽ và sắc mặt của đối phương, biết rõ lúc nào nên đứng dậy ra về
- Tán gẫu trong các buổi tiệc làm sao để kết thúc nói chuyện đúng lúc
- Làm sao để đuổi khéo những vị khách không mời mà đến
- Ra về nửa chừng không nhất thiết phải chào tất cả mọi người
- Khi có thông tin liên hệ của những nhân vật quyền lực, làm sao để giữ liên lạc với họ hiệu quả
- Làm sao để kết thúc cuộc trò chuyện trên các phần mềm chat một cách phải phép và nhã nhặn
- Tình bạn thật sự không phải chỉ biết hùa theo đối phương
Không phải hoạt ngôn lúc nào cũng tốt
Trước nay, chúng ta chỉ thấy các quyển sách về kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp là chiếm đại đa số. Và dường như ta cũng quên mất rằng, biết im lặng, biết giữ miệng cũng là một loại kĩ năng, phải qua rèn luyện thì mới trở thành thói quen. Quyển sách Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ đã giúp ta biết nói năng hợp lí, im lặng đúng lúc. Bởi vì không phải lúc nào hoạt ngôn cũng đem lại một kết quả tốt, đôi khi nó còn làm hư mối quan hệ của ta. Quyển sách sẽ giúp ta hiểu việc im lặng cũng là một loại trí tuệ, và khi ta nắm vững kỹ năng và biết áp dụng đúng trường hợp, ta sẽ trở thành một người khôn khéo.
Nói chuyện hay im lặng đều có lợi ích riêng, điều quan trọng là mình tiếp cận cách thức nói chuyện hay im lặng như thế nào. Người biết nói chuyện đa phần đều đạt được thành công vì cơ bản họ hiểu tâm lý của người đối diện như thế nào, từ đó người nói chuyện cũng biết được tính cách, sự khôn khéo và kiến thức của họ trong khi giao tiếp. Vậy nên sinh ra mà có tài ăn nói là điều vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên nếu bạn không giỏi ăn nói, bạn có thể luyện tập nhưng đừng ép mình quá. Đôi khi im lặng cũng là mấu chốt để đưa đến thành công. Im lặng ở đây chính là biết giữ miệng, biết nói năng chừng mực, nhìn thấu cảm xúc người khác.
Cách ứng xử khôn ngoan trong đời sống
Bí quyết để lời nói thật của mình dễ được người khác chấp nhận hơn? Rất nhiều người giỏi ăn nói đều cho rằng: so với việc đi thẳng vào vấn đề thì cách nói mềm mỏng, khôn khéo sẽ dễ được đối phương chấp nhận hơn. Không phải ai cũng có thể khiêm tốn tiếp thu lời đề nghị và chỉ bảo của người khác, cho dù bề ngoài đối phương tỏ ra không để ý, nhưng có thể trong lòng vẫn ngầm để ý.
Trong cuộc sống, khi bạn bè làm sai, nếu chúng ta không nói thì có thể đối phương sẽ tiếp tục sai. Mà đã là bạn bè thì chúng ta phải chỉ ra chỗ sai của bạn. Nhưng nếu cứ nói thật thì có thể sẽ tổn thương lòng tự trọng và gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của đối phương.
Do đó, đối với một số việc nhỏ không mấy quan trọng thì nên biết giữ thể diện cho người khác, đừng để họ rơi vào tình thế khó xử. Có lúc chúng ta nên dùng một lớp “vỏ đường” oán hận thật dày để bao những lời nói thật đầy gai góc lại, làm cho đối phương vừa vui vẻ vừa có thể nghe ra được lời nhắc nhở của mình. Như thế vừa có thế giữ được quan hệ bạn bè, vừa có thể chỉ ra sai lầm của đối phương một cách chính xác, có thể nói là nhất cử lưỡng tiện, chuyện tốt như thế sao lại không làm? Trong cuốn sách “Nói chuyện là bản năng, giữ miệng là tu dưỡng, im lặng là trí tuệ” sẽ giải quyết hết những băn khoăn trên, chủ đề cuốn sách xoay quanh hai vấn đề đó là “biết cách nói chuyện” và “biết giữ miệng”, và các cách nói chuyện trong những trường hợp khác nhau, làm thế nào để nắm vững những kỹ năng và chừng mực để nói chuyện cho khôn khéo, những người không giỏi ăn nói làm cách nào mới có thể nói được những lời thích hợp với đúng người và đúng thời điểm, để có thể ứng phó với những trường hợp khác nhau trong giao tiếp.
Người biết nói chuyện, ẩn sau con người họ là lòng tốt đã khắc sâu vào xương tủy, là sự tôn trọng đến từ việc đặt mình vào vị trí của người khác, là trí tuệ sâu sắc, độc đáo và lòng kiên nhẫn không ngại phiền hà. Họ chưa hẳn là những người giỏi ăn nói, nhưng mỗi khi nói đều làm người khác như được tắm trong gió xuân, vừa mở miệng là đã toát lên khí chất hơn người.
Người biết giữ miệng, bất kể trong trường hợp nào, họ đều có thể lập tức nhìn thấu cảm xúc của người khác, quan tâm đến cảm giác của đối phương, nói năng có chừng mực, làm gì cũng chừa lại đường lui cho mình và người khác. Vậy nên Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ